Friday 14 December 2012

TIẾNG VIỆT QUA MỘT SỐ BÁO



1. Giữ gìn tiếng Việt là mối quan tâm của rất nhiều người Việt Nam từ nhiều năm nay, gần đây nhất là loạt bài đăng trên báo Tuổi Trẻ cuối năm 2009 - đầu năm 2010. Nếu tìm trên mạng, chúng ta có thể thấy rất nhiều website của các tổ chức, cơ quan và cá nhân có đề cập ít nhiều đến vấn đề này.([1]) Đặc biệt, các diễn đàn ở các website này quy tụ không ít những thành viên có thể được xem là trẻ tuổi (căn cứ vào những thông tin mà các thành viên đó cung cấp hoặc căn cứ vào ngôn từ mà họ sử dụng).
     Nhìn chung, thái độ của hầu hết những người tham gia thảo luận trên mạng có một số điểm chung: (i) tiếng Việt đang bị nghèo đi, xấu đi do sự lạm dụng từ ngữ tiếng nước ngoài, (ii) tiếng Việt đang bị biến dạng do sự phá phách hoặc sự giản tiện hóa quá mức (để thích hợp với việc nhắn tin hoặc “chat”), (iii) cần và phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
     Về những nguyên nhân gây ra những hiện tượng đáng lo ngại liên quan với tiếng Việt, có vẻ như dư luận hay nhắc đến:
        Yếu tố bên trong: thói học đòi, vọng ngoại, sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của một bộ phận xã hội, chủ yếu là giới trẻ;
        Yếu tố bên ngoài: Việt Nam hội nhập thế giới, kinh tế thị trường phát triển, thông tin bùng nổ (đi kèm với sự phổ biến của điện thoại di động, máy tính, internet), văn hóa nước ngoài xâm nhập, v.v..
    

Tuesday 4 December 2012

NÀY – ĐÂY – ẤY – ĐÓ/ĐẤY – KIA



     Này, đây, ấy, đó/đấy, kia là nhóm từ rất khó gọi tên, vì gọi theo kiểu nào thì cũng không thỏa.

I.
     Để dễ hình dung, có thể trình bày nhóm từ này theo kiểu “truyền thống”, nghĩa là bắt chước ngữ pháp châu Âu: (i) đại từ,  (ii) tính từ (chỉ định).
     Nó là đại từ, vì nó có thể độc lập làm thành một ngữ đoạn để tham gia vào cấu trúc câu. Tuy nhiên, khả năng này bị ràng rịt tứ phía.
     Khi nó ở cương vị đề/chủ ngữ, thành phần thuyết/vị ngữ không thể có trung tâm là một vị từ bình thường – bất kể loại nào – mà phải là hệ từ :

(1) Đây là quyển sách của thầy Dân.
(2) Đó/Đấy là trường tôi.
(3) Kia là trạm xe buýt.
(4) *Đó đẹp quá!
(5) *Kia ăn ngon hơn.
    

Wednesday 21 November 2012

ĐỂ là làm hay không làm?

     Để là một vị từ bình thường. Từ điển Hoàng Phê cho để có hai cách dùng là động từ và kết từ; là động từ, để có 7 nghĩa; là kết từ có 2 nghĩa.
 
     Theo suy nghĩ của tôi, có thể cho rằng để vốn là một vị từ có nghĩa “thực hiện một hành động là không làm gì cả cho sự tình diễn ra một cách tự nhiên”.
     Về cơ bản, vị từ để là một vị từ [+động] và [+chủ ý] nhưng ở một số trường hợp nó có những biểu hiện khác.

Monday 12 November 2012

NGAY và CẢ



     Trong một bài trước, chúng tôi có bàn về ngay cả trong sự phân biệt với thậm chí.
     Những nội dung trong đó có lẽ vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề thì dễ tạo cảm giác rằng ngay cả là một khối bất khả phân ly, hoặc nói nôm na, là một “từ”.
     Thật ra, ngay cả là một ngữ đoạn gồm hai yếu tố (hai từ: ngaycả) kết hợp và nghĩa của mỗi yếu tố vẫn được bảo toàn.
     Ở đây chúng tôi xin nói thêm chút ít về cảngay, với tư cách hai từ riêng rẽ.

Friday 2 November 2012

QUA và QUA LOA



     “Đọc qua (một bài báo)” có người giải thích là đọc không kỹ, không cẩn thận, không nắm bắt được tất cả chi tiết.
     “Đọc qua loa” cũng được hiểu là đọc không kỹ, không cẩn thận, không nắm bắt được chi tiết.
     Thật ra, với qua loa hiểu như vậy không có gì sai. Còn với qua thì khác.
     Cái nghĩa “không kỹ”, “không cẩn thận” của qua chỉ là sự “suy ra” từ một nét nghĩa khác, quan yếu hơn, làm cho nó khác với qua loa: đọc qua có nghĩa là đọc một lượt/lần, đọc lướt, đọc nhanh, không dừng lại, không đọc lại. Nghe/xem/nhìn/sờ/nếm/ngửi... qua cũng tương tự.
     Cách hiểu này sẽ giải thích cho những trường hợp có thể dùng qua mà không thể dùng qua loa.
  • Mớ trái cây đó hôm qua mẹ rửa rồi. Con chỉ cần rửa qua là ăn được.
  • Hồi chiều con tắm rồi. Bây giờ con xối qua thôi.
  • Cái bàn chỉ cần lau qua là sạch.

Thursday 18 October 2012

CÒN


     Trong một bài viết trước, tôi đã khảo sát còn trong quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa với vẫn. Ở bài này tôi xin bàn về “cái” còn khác.

I.          Còn, liên từ, liên kết hai cấu trúc đề - thuyết (hai mệnh đề) với hai đề khác nhau. Hay nói cách khác, với tư cách liên từ, còn đánh dấu sự chuyển đề.

(1) Thằng anh rất chăm, còn thằng em thì lười lắm.
(2) Bố nó chạy xe ôm, còn mẹ nó ở nhà làm nội trợ.
(3) Tôi không thích, còn chị (thì sao)?
(4) Hôm qua hơi vắng khách, còn hôm nay thì chưa biết thế nào.

Sunday 30 September 2012

ĐỊNH NGỮ CỦA DANH TỪ ĐƠN VỊ



            Như đã biết, danh từ có hai loại là danh từ đơn vị (trước đây thường gọi là “loại từ” hoặc “danh từ chỉ loại”) và danh từ khối (thường được gọi là “danh từ”, trong thế đối lập với loại từ).
            Theo “truyền thống”, người ta thường xem danh từ khối (cá, mèo, chó, sách, thịt, v.v.) là trung tâm của danh ngữ. Từ đó, tất cả các yếu tố đứng trước và sau nó nhất loạt trở thành định ngữ cho nó. Chẳng hạn những từ được gạch dưới sau đây đều là định ngữ của danh từ bàn, vịt:

  • Tất cả những cái bàn gỗ nâu đó
  • Tất cả những con vịt xiêm lông đen mập mạp này

Friday 24 August 2012

ĐỪNG chứ không phải KHÔNG


     Hành động cầu khiến là hành động (thường) được thực hiện bằng lời nói. Do vậy, cấu trúc cầu khiến (manipulative) rất gần với cấu trúc hành động nói năng.
     Cấu trúc cầu khiến có dạng [A V1 B V2], trong đó B và V2 là hai bổ ngữ-tham tố của V1.
     Có thể hiểu đơn giản: cấu trúc cầu khiến là kiểu cấu trúc “A bảo [B] [làm gì]”.

(1) Mẹ nó bảo nó đi chợ.
(2) Nó đề nghị tôi tham gia hội đó.
(3) Nó năn nỉ tôi nói chuyện đó với cô ấy.

Friday 17 August 2012

... CÒN GÌ!


     Ngữ đoạn tình thái cuối câu “... còn gì!” có hai trường hợp khác nhau cả về ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp, là cách diễn đạt khẩu ngữ mà có lẽ người Việt nào cũng nói đúng và hiểu đúng.


... RỒI CÒN GÌ!

     Một phát ngôn có chứa “... (đã)... rồi còn gì (nữa)!” là lời đáp cho một phát ngôn cầu/khiến (hoặc hàm ý cầu/khiến) đi trước nó.
     Cũng giống như nhiều hiện tượng tương tự của tiếng Việt, cách nói này có lẽ xuất phát từ một cấu trúc chất vấn [“... (đã)... rồi, (anh) còn (muốn) gì (nữa)?”] nhằm bác bỏ hoặc khước từ một yêu sách của người đối thoại; sau đó nó được rút gọn thành một ngữ đoạn tình thái cuối câu với sắc thái âm tính khá rõ.
     Nó cho biết ý người nói: [hành động/trạng thái vừa nói đã đủ] + [đừng đòi hỏi thêm gì cả]

Saturday 11 August 2012

VẪN - CÒN


VẪN

Vẫn có nghĩa là tiếp tục hoặc không thay đổi một hành động / thuộc tính / trạng thái.

      1.      Vẫn là vị từ tình thái, cho biết một hành động / thuộc tính / trạng thái (được diễn đạt bằng một vị từ theo sau) không thay đổi (hoặc tiếp tục).

(1) Từ sáng đến giờ nó vẫn hì hụi sửa xe.
(2) Tôi vẫn sống ở chỗ cũ.
(3) Họ vẫn ghét nhau.
(4) Cuốn sách vẫn nằm trên bàn.
(5) Cô ấy vẫn đẹp (như ngày xưa).

Monday 6 August 2012

NHẬN THẤY và NHẬN RA



Nhận ranhận thấy là hai ngữ vị từ giao nhau nhưng không đồng nghĩa.

NHẬN RA

Nhận ra có hai trường hợp dùng:

(i)                 biết một sự vật hay sự tình nhờ đồng nhất sự vật hay sự tình đó với một hình ảnh thuộc về kinh nghiệm qua một quá trình [tri giác (thấy/nghe/ngửi...) + suy nghĩ và đối chiếu với kinh nghiệm đã có].
Như vậy, không nhận ra thì có nghĩa là thấy/nghe, suy nghĩ và đối chiếu nhưng không tìm được sự đồng nhất với hình ảnh của kinh nghiệm.

(1) Nhìn một lúc nó mới nhận ra cô gái đó là Na.
(2) Vừa nghe nó đã nhận ra ngay đó là giọng của Na.
(3) Đó là anh Tèo, chị không nhận ra à?

Tuesday 31 July 2012

MAU - NHANH



Maunhanh là hai từ gần nghĩa chứ không đồng nghĩa.

     1.      Về ngữ nghĩa, mau + V có nghĩa là mất thời gian rất ít/ngắn để đạt trạng thái V. Về ngữ pháp, mau là một vị từ tình thái, có bổ ngữ là một vị từ biểu thị trạng thái theo sau nó. (Ở đây, mau có thể xem là đồng nghĩa với chóng).

(1) Thằng bé này mau lớn quá!
(2) Màu này mau cũ lắm, đừng mua!
(3) Dùng không đúng cách thì cái gì cũng mau hư.
(4) Ăn bún mau đói lắm.
(5) Con bé hay giận nhưng mau quên.
(6) Nếu tập trung thì mau hiểu bài hơn.

Thursday 26 July 2012

KỂ RA



     Trong tiếng Việt hiện thời, kể ra được sử dụng như một trạng ngữ biểu thị tình thái chủ quan (thuộc về người nói) về một sự tình được nêu ra sau đó.
     Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê 1985) giải thích: “Tổ hợp biểu thị ý khẳng định về điều qua suy nghĩ thấy có lẽ đúng như thế”. Một số từ điển Anh Việt chú là “in reality, in fact, tell the truth, to be fair”. Những cách chú giải này quả thật không giúp hiểu và dùng đúng kể ra; và càng không giúp phân biệt kể ra với những cách nói gần gũi (nhưng không đồng nghĩa) như “nói (một cách) công bằng”, “nói thật”, “thật ra”, “dù sao...”, v.v..
     Thử xét các tình huống sau:

Friday 20 July 2012

TẬN



     1.      Tận là một trợ từ, cho biết vị trí hoặc thời điểm (do danh ngữ đi sau nó biểu thị) là cái giới hạn được xem là rất xa.

(1) Nhà chị ở tận Phú Lâm.
(2) Căn phòng của nó nằm tận tầng thượng.
(3) Bố tôi để quyển từ điển tận đầu tủ.
(4) Chiếc lá này sẽ trôi ra tận ngoài biển.
(5) Anh ra tận đây để mua à?

Friday 13 July 2012

MÃI



     Mãi là phó từ (trạng từ) diễn đạt sự kéo dài của một hành động, tính chất, trạng thái do vị từ đi trước biểu thị.
     Mãi có 4 biểu hiện sau đây.

     1.      [V + mãi]: V diễn ra lâu dài, không có giới hạn thời gian

(1) Tôi sẽ sống mãi ở đây. // Tôi sẽ sống ở đây mãi.
(2) Anh sẽ yêu em mãi.
(3) Tôi nhớ mãi hình ảnh ấy.
(4) Hình ảnh ảnh ấy vẫn còn mãi trong ký ức của tôi.
(5) Chúc em trẻ mãi với thời gian.

Friday 6 July 2012

Có CỦA hay không có CỦA?



            Trong tiếng Việt, có của hay không có của là chuyện không có gì đáng bận tâm đối với người Việt, vì hầu như chẳng có ai dùng sai từ này. Tuy nhiên, hiển ngôn rằng trường hợp này thì được trường hợp kia thì không lại chẳng đơn giản chút nào.
            Sau đây tôi thử đưa ra một vài nhận xét liên quan đến vấn đề vừa nêu.
           
I.                   Quan hệ giữa danh ngữ đứng trước và danh ngữ đứng sau của (ký hiệu [NP1 của NP2]) có thể có 6 biểu hiện sau:

1.      NP2 biểu thị chủ sở hữu, NP1 biểu thị cái được sở hữu, cái bị chi phối;

- tài sản của bố mẹ tôi
- cái máy tính của tôi
- tờ báo của tôi
- bài viết của phóng viên X

Friday 29 June 2012

"BẰNG" HAY KHÔNG "BẰNG"?


 Chúng ta nói “Người Việt ăn bằng đũa”, nhưng chúng ta cũng nói “Người Việt ăn đũa”.
Tất nhiên, “ăn đũa” tức là “sử dụng đũa để ăn” chứ không phải... “nhai… đũa rồi... nuốt”. Không người Việt bình thường nào hiểu sai hay cảm thấy kỳ cục khi nói như vậy.
Hiện tượng có bằng hay không có bằng (viết tắt là [± bằng]) này có thể gặp ở nhiều nhóm vị từ khác nhau:
·         ăn đũa / muỗng / chén / đĩa / tay
·         uống cốc / ly / chén
·         nói tiếng Pháp / tiếng Anh
·         nói điện thoại
·         gọi điện thoại / điện / loa
·         đi xe / xe máy / tàu / máy bay

Saturday 23 June 2012

MIỄN (LÀ)...


    
     Miễn là một liên từ thường được giải nghĩa “chỉ cần...” hoặc “với điều kiện...”, chẳng hạn:

(1) Ăn ở đâu cũng được, miễn (là) sạch sẽ. (//... chỉ cần/với điều kiện là sạch sẽ )
(2) Uống bia cũng không sao, miễn về trước 10 giờ. (//... chỉ cần/với điều kiện về trước 10 giờ).

     Cách hiểu đơn giàn như vậy đã vô hình trung dẫn đến những cách dùng mà chúng tôi cho là không chuẩn tắc:
    
(3) ??Em sẽ tha thứ cho anh, miễn là anh bỏ rượu.
(4) ??Mẹ sẽ mua xe máy cho con, miễn là con thi đậu.
(5) ??Bà ấy đồng ý thuê căn nhà này, miễn là có điện nước riêng.

Monday 18 June 2012

"THÌ...!"


     Trong khẩu ngữ tiếng Việt, cấu trúc bắt đầu bằng thì được sử dụng rất nhiều.
     Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 1985) cho thì “nhấn mạnh” phần nêu sau đó; nhưng chẳng có chứng cứ gì để nói rằng có thì thì “mạnh” hơn là không có thì, và cũng chẳng biết “mạnh” hơn là mạnh hơn về cái gì.
     Ngoài Từ điển tiếng Việt, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào giải thích nghĩa và cách dùng của “Thì...”.

     Theo quan sát của chúng tôi, có 4 trường hợp dùng “Thì...” như sau:

Sunday 10 June 2012

MUỐN – BUỒN – MẮC


 MUỐN

Muốn là vị từ. Có hai biểu hiện, tùy vào thực thể mang trạng thái “muốn”.
(i)                 muốn: cần thỏa mãn một nhu cầu có sự kiểm soát của ý thức; ở trường hợp này sau muốn là những vị từ chủ ý; (có thể nói đơn giản: muốn là vị từ trạng thái biểu thị ý chí của chủ thể)

          (1) Trong phòng nóng quá, tôi muốn đi ra ngoài.
          (2) Cô muốn mua một cái áo đẹp để đi dự đám cưới.
          (3) Nó muốn nghỉ học vì chưa làm xong bài tập.


(ii)               muốn: có dấu hiệu sắp chuyển qua một thuộc tính hay trạng thái khác; ở trường hợp này sau muốn là những vị từ không chủ ý (nói rõ hơn, là những vị từ thuộc tính và trạng thái); (có thể nói đơn giản: “muốn…” là “có dấu hiệu sắp…”)

Friday 25 May 2012

KHÔNG – TRỐNG – RỖNG



KHÔNG

Không là vị từ, thường làm định ngữ cho một danh từ hoặc làm trạng từ/phó từ cho một vị từ.
 “A không” nghĩa là “A, ngoài ra không có gì hoặc không làm gì khác” (tùy nghĩa của A).

(1) Sáng nay nó ăn bánh mì không. ( bánh mì không có thịt, phô mai, không có gì ngoài bánh mì)
(2) Cho tôi xin một cái ly không. (→ chỉ cái ly, không có gì trong đó)
(3) Nó tìm cái hộp không để đựng bút. ( chỉ cái hộp, trong hộp không có gì)
(4) Chúng đánh nhau tay không. (→ chỉ đánh bằng tay, không có vũ khí)
(5) Đi thăm người bệnh mà đi tay không à? (→ chỉ đi với “tay” thôi, tức là không có quà)

Saturday 19 May 2012

…CHO RỒI!


     Trong cấu trúc “V + cho rồi!”, cho là giới từ, rồi thường được hiểu là yếu tố biểu thị mục đích của hành động (= V).
Ví dụ:
            (1) Việc này đã kéo dài 2 tuần. Chán quá! Tôi muốn làm cho rồi.
            (2) Em phải làm cho rồi bài tập này trước khi đi chơi.

     “V + cho rồi” có nghĩa là cố gắng để kết thúc hành động V, cũng có nghĩa là hoàn tất cái/việc gì đó. Việc kết thúc được xem là mục đích của chính hành động V. Vì vậy những phát ngôn như trên mang một hàm ý là chủ thể không cần quan tâm đến kết quả hay ý nghĩa của hành động.
     Nói chung, hiểu như vậy không có gì sai. Tuy nhiên, theo chúng tôi, cách hiểu đó thường chịu sự ràng buộc của ngữ cảnh (câu (1)) và/hoặc các yếu tố khác trong câu (câu (2)).

Sunday 13 May 2012

HƠN NỮA – NGOÀI RA


  
HƠN NỮA

Hơn nữa là một trạng ngữ bổ sung ý nghĩa tình thái cho phần thuyết, và thường là cho câu. Đồng thời nó cũng đóng vai trò liên kết câu (liên kết với câu trước). (Tạm ký hiệu: “A. Hơn nữa, B”).
Về ngữ nghĩa, hơn nữa cho biết ý của người nói rằng điều nêu sau là một trường hợp khác với nội dung đã nói trước, nó bổ sungtăng cường ý nghĩa cho nội dung đã nói trước.

          (1)   Tôi không đi chơi vì tôi không có thì giờ. Hơn nữa, tôi không thích chỗ đó.
          (2)   Hôm qua, trời mưa to; hơn nữa, nó bị ốm, nên tôi không cho nó ra ngoài.
          (3)   Họ nhận anh ấy vì anh ấy giỏi. Hơn nữa, có còn ai khác đâu!

Sunday 6 May 2012

THẬM CHÍ – NGAY CẢ



THẬM CHÍ

Thậm chí là một trạng ngữ bổ sung ý nghĩa tình thái cho phần thuyết hay cho câu đi trước. Đồng thời nó cũng đóng vai trò liên kết câu (liên kết với câu trước).
Về ý nghĩa, thậm chí cho biết ý của người nói rằng điều nêu sau là một trường hợp/khả năng cực đoan của nội dung vừa được nói trước đó.

Monday 23 April 2012

XỨNG – ĐÁNG – XỨNG ĐÁNG



XỨNG

Cấu trúc: A xứng với B.
     A và B là những danh ngữ chỉ vật, động vật, người, sự việc, v.v..
     “A xứng với B” tức là A tương ứng với B về giá trị.

             (1)Bộ bàn ghế này không xứng với căn nhà.
             (2)Hai cô cậu đó rất xứng với nhau.
             (3)Tiền lương không xứng với công sức bỏ ra.
             (4)Công việc đó không xứng với anh.
             (5)Phải đổi xe thôi! Chiếc xe cà tàng này không xứng với mình.

Saturday 14 April 2012

HÌNH NHƯ – DƯỜNG NHƯ



Hình như được dùng để biểu thị một phỏng đoán dựa trên một dấu hiệu bên ngoài hoặc dựa trên trí nhớ, cảm giác của người nói. Nói chung là có tính chất trực quan.
Dường như biểu thị một phỏng đoán dựa trên nhận thức, suy nghĩ, cảm nhận của người nói.
Tuy nhiên, ý nghĩa vừa nói giúp hiểu hình nhưdường như chứ không giúp đối lập chúng; lý do là nhận thức, suy nghĩ hay cảm nhận gì thì cũng ít nhiều liên quan đến những dấu hiệu trực quan. Chính vì vậy, trong mọi bối cảnh, hình như đều có thể thay thế dường như, khả năng ngược lại thì kém hơn.
Chọn hình như hay dường như tùy vào người nói. Thường khẩu ngữ dùng hình như nhiều hơn.

Tuesday 10 April 2012

HẦU NHƯ – HẦU HẾT



HẦU NHƯ

Từ điển Hoàng Phê 1995 định nghĩa hầu như: gần như là, thực tế là, chẳng khác gì bao nhiêu, kèm với chú thích dùng trước một cấu trúc phủ định.
Thật ra, hầu như hiện nay không nhất thiết phải đi trước một cấu trúc phủ định.

Có thể định nghĩa lại như sau:
     Hầu như là ngữ đoạn dùng để biểu thị thái độ dè dặt của người nói về mức độ chắc chắn của nhận định theo sau.
     Hầu như X có nghĩa là “rất gần với X” (vì người nói không dám khẳng định là X)
Vì nghĩa như vậy nên hầu như có thể thay thế bằng gần như (có lẽ trong khẩu ngữ, gần như được dùng phổ biến hơn).

Wednesday 4 April 2012

LƯỢNG – SỐ – SỐ LƯỢNG



Nhiều người cho rằng lượng dùng với những danh từ/ngữ không đếm được còn số/số lượng thì đi với danh từ/ngữ đếm được. Cách hiểu này tỏ ra không bao quát được tất cả các trường hợp dùng 3 từ này.

A.                LƯỢNG
       Lượng thường đi trước những danh từ/ngữ biểu thị những vật thể (chúng tôi dùng khái niệm này để gọi chung cả người, hiện tượng, sự việc được danh hóa) không đếm được, trước hết là những danh từ biểu thị chất liệu; trong khi đó số thường dùng để biểu thị những vật thể đếm được. (Vật thể chứ không phải là danh từ đếm được hay danh từ không đếm được.)

Monday 26 March 2012

THƯỞNG THỨC, HƯỞNG và NHẬN



Thật ra, hưởngthưởng thức không phải là vấn đề của người Việt. Có lẽ không có người Việt nào dùng sai hay hiểu sai hai từ này. Nhưng khi cần dịch hay giải thích thì hai từ này lại sinh chuyện.

   1. Thưởng thức là ăn, uống, đọc, xem, nghe, nhìn, hít thở – nghĩa là sử dụng các giác quan – để cảm thấy cái ngon, cái thơm, cái hay, cái đẹp, cái thú vị, v.v. của đối tượng. Nghĩa là một hành động mà mục đích nằm ngay trong quá trình thực hiện chứ không phải sau đó.

Friday 16 March 2012

Hướng của LẠI



Từ trước đến nay đã có nhiều bài viết phân tích từ lại. Gần đây nhất là bài viết của GS Nguyễn Đức Dân – “Con đ­ường chuyển nghĩa của từ cơ bản: Trường hợp của lại”, tc Ngôn ngữ số 11/2010.
Ở đây, từ góc độ thực hành tiếng, chúng tôi xem lại là một tác tố biểu thị hướng, và trình bày các biểu hiện của nó dưới dạng ký hiệu đơn giản, dễ nhớ.

Friday 9 March 2012

XUỂ, SAO, HỀ


    
     1.      XUỂ
     Xuể là một vị từ chỉ dùng trong những phát ngôn nghi vấn (có làm/đếm xuể không?) và phát ngôn phủ định.

KHÔNG XUỂ
Có hai mô hình:
(i)                 V + không xuể
(ii)               Không + V + xuể
Ngữ nghĩa: không thể V [vì số lượng quá nhiều hay khối lượng quá lớn]
Vd:
            –        Xe nhiều quá, tôi đếm / giữ / rửa / sửa không xuể.
            –        Cái cây này ba người ôm không xuể.

Friday 2 March 2012

"NGHĨ LÀ..." chứ không "SUY NGHĨ LÀ..."




    Nghĩsuy nghĩ là hai từ cùng nghĩa. Nhưng có nhiều khi người nói vô tình quên rằng nó vẫn là hai từ khác nhau, do vậy có khi sử dụng nhầm lẫn hoặc kém tự nhiên.

Có hai trường hợp dùng nghĩ chứ không dùng suy nghĩ:

1.     Khi dẫn nhập cho một bổ ngữ là một tiểu cú (hay cụm chủ - vị, clause) theo kiểu như một lời dẫn (có thể có hay rằng liên kết), chỉ có thể dùng nghĩ chứ khó có thể dùng suy nghĩ.

Sunday 26 February 2012

NÓI ĐẾN... và NÓI VỀ...




Thoạt nhìn, có vẻ như “nói đến...” và “nói về...” là hai ngữ đoạn có thể luân phiên tự do trong những ngữ cảnh nào đó: nói đến chị hàng xóm, nói về chị hàng xóm, nói đến chính trị, nói về chính trị, nói đến chuyện cũ, nói về chuyện cũ, v.v...

Lý do: về ngữ nghĩa, “đến...” và “về...” đều biểu thị đối tượng hoặc phạm vi hiện thực mà Người nói muốn phản ánh trong quá trình phát ngôn.

Monday 20 February 2012

"Ăn nói" và "nói năng" là chẳng... nói gì cả!




     Khi giải nghĩa ăn nóinói năng, cách giản tiện nhất là gán cho nó cái nghĩa từ vựng “nói”. Ăn nóinói, nói năng cũng là nói. Cắt nghĩa như vậy nghe có vẻ luẩn quẩn, nhưng khó có thể khác hơn.
     Có điều là, về ngữ pháp, cần nhớ rằng ăn nóinói năng không thể hoạt động “thoải mái” như nói. Chẳng hạn:

       *Cô ta ăn nói / nói năng với tôi chuyện đó.
       *Cô ta ăn nói / nói năng: “Ông giám đốc là gã sở khanh”.
       *Chúng tôi ăn nói / nói năng về chuyện công việc.
(...)

Tuesday 14 February 2012

CÓ X ĐÂU! và KHÔNG X ĐÂU!


            Về câu phủ định tiếng Việt, đã có nhiều công trình khảo sát rất công phu. (Về logic của sự phủ định, xin đọc Nguyễn Đức Dân 1987, Lôgich - ngữ nghĩa - cú pháp, Nxb ĐH&THCN)
            Ở đây, dưới góc độ thực hành tiếng, tôi chỉ xin đề cập một vấn đề, đó là phân biệt có X đâukhông X đâu.
            Thật ra, khác biệt giữa ba câu sau đây rất rõ ràng đối với người Việt, dù hiển ngôn nó không phải là điều dễ dàng:
       Tôi không uống cà phê.
       Tôi không uống cà phê đâu!
       Tôi có uống cà phê đâu!

Wednesday 1 February 2012

ĐI trước hay ĐI ĐẾN trước?



     Qua một số giáo trình dạy tiếng Việt (như một ngoại ngữ) mà tôi được đọc, tôi rất ngạc nhiên khi thấy có những nhóm từ thuộc loại cơ bản, cả về ngữ pháp lẫn phạm vi sử dụng, đã bị xử lý hơi tùy tiện, về mặt ngữ pháp và đặc biệt là về mặt thực hành tiếng. Đó là nhóm từ “đi” và nhóm từ “đến” (và liên quan đến nó là nhóm từ trên, dưới, trong, ngoài).

Tuesday 24 January 2012

ÍT KHI và NHIỀU KHI



Ít khinhiều khi là hai ngữ đoạn thường được xem là để biểu thị tần suất của sự tình. Có vẻ như hai ngữ đoạn này không cùng nằm trên trục đối vị – nghĩa là không thay thế được nhau ở cùng một vị trí trong nhiều ngữ cảnh cụ thể.

Thursday 19 January 2012

“NP nào cũng…” và “NP gì cũng…”



      Trong tiếng Việt (và một số thứ tiếng khác như tiếng Nhật, tiếng Hàn) có hiện tượng sử dụng các từ phiếm định (hay bất định, có gốc từ đại từ nghi vấn) kết hợp với cũng để nói về một toàn thể hay bất cứ yếu tố nào trong cái toàn thể ấy: ai cũng..., gì cũng..., đâu cũng…, mấy / bao nhiêu (/giờ, xa) cũng..., sao cũng....

Thursday 12 January 2012

ÍT - NHIỀU (2)



II.                Ngữ dụng của ÍT / NHIỀU

1.     Trong nhiều ngôn ngữ, các từ chỉ tính chất, trạng thái mang tính thang độ thường tạo thành một thể liên tục (continuum). Khi định danh nó hay khi dùng nó để thiết lập câu hỏi, người ta có xu hướng chọn yếu tố ở cực dương làm từ đại diện, ít nhất là trong ngôn ngữ sinh hoạt đời thường (trong ngôn ngữ nghề nghiệp hay kỹ thuật thì khác).

Saturday 7 January 2012

Sắc thái âm tính của “ai mà không biết”




       Ai mà... là một ngữ nghi vấn có ý nghĩa phủ định nằm trong loạt câu nghi vấn phủ định trong tiếng Việt như làm sao mà…, ở đâu ra…, có bao giờ…, có bao nhiêu…, có mấy khi..., thiếu gì…, còn gì… , sợ gì…, lo gì…, làm gì…, cần gì..., v.v., rất hay được sử dụng khi người nói muốn phản bác, đính chính, hoặc bày tỏ sự ngờ vực, sự không hài lòng của mình, hay nói cách khác là nó biểu thị thái độ âm tính (hay tiêu cực) của người nói, đối với một phát ngôn trước đó của người đối thoại.

Monday 2 January 2012

ÍT - NHIỀU (1)



I.                Nhận xét về ngữ pháp và ngữ nghĩa của ÍT / NHIỀU

Từ điển Hoàng Phê giải nghĩa: ít: “có số lượng nhỏ, hoặc ở mức thấp”, nhiều: “có số lượng lớn, hoặc ở mức cao, trái với ít”.
Quả thật, trong ý niệm của mọi người Việt, ítnhiều là hai từ đối nghĩa. Tuy nhiên, thái độ cú pháp của hai từ chỉ giống nhau ở 2 trường hợp đầu, gần nhau ở trường hợp thứ tư và khác xa nhau ở trường hợp thứ ba.