Sunday 26 February 2012

NÓI ĐẾN... và NÓI VỀ...




Thoạt nhìn, có vẻ như “nói đến...” và “nói về...” là hai ngữ đoạn có thể luân phiên tự do trong những ngữ cảnh nào đó: nói đến chị hàng xóm, nói về chị hàng xóm, nói đến chính trị, nói về chính trị, nói đến chuyện cũ, nói về chuyện cũ, v.v...

Lý do: về ngữ nghĩa, “đến...” và “về...” đều biểu thị đối tượng hoặc phạm vi hiện thực mà Người nói muốn phản ánh trong quá trình phát ngôn.

Monday 20 February 2012

"Ăn nói" và "nói năng" là chẳng... nói gì cả!




     Khi giải nghĩa ăn nóinói năng, cách giản tiện nhất là gán cho nó cái nghĩa từ vựng “nói”. Ăn nóinói, nói năng cũng là nói. Cắt nghĩa như vậy nghe có vẻ luẩn quẩn, nhưng khó có thể khác hơn.
     Có điều là, về ngữ pháp, cần nhớ rằng ăn nóinói năng không thể hoạt động “thoải mái” như nói. Chẳng hạn:

       *Cô ta ăn nói / nói năng với tôi chuyện đó.
       *Cô ta ăn nói / nói năng: “Ông giám đốc là gã sở khanh”.
       *Chúng tôi ăn nói / nói năng về chuyện công việc.
(...)

Tuesday 14 February 2012

CÓ X ĐÂU! và KHÔNG X ĐÂU!


            Về câu phủ định tiếng Việt, đã có nhiều công trình khảo sát rất công phu. (Về logic của sự phủ định, xin đọc Nguyễn Đức Dân 1987, Lôgich - ngữ nghĩa - cú pháp, Nxb ĐH&THCN)
            Ở đây, dưới góc độ thực hành tiếng, tôi chỉ xin đề cập một vấn đề, đó là phân biệt có X đâukhông X đâu.
            Thật ra, khác biệt giữa ba câu sau đây rất rõ ràng đối với người Việt, dù hiển ngôn nó không phải là điều dễ dàng:
       Tôi không uống cà phê.
       Tôi không uống cà phê đâu!
       Tôi có uống cà phê đâu!

Wednesday 1 February 2012

ĐI trước hay ĐI ĐẾN trước?



     Qua một số giáo trình dạy tiếng Việt (như một ngoại ngữ) mà tôi được đọc, tôi rất ngạc nhiên khi thấy có những nhóm từ thuộc loại cơ bản, cả về ngữ pháp lẫn phạm vi sử dụng, đã bị xử lý hơi tùy tiện, về mặt ngữ pháp và đặc biệt là về mặt thực hành tiếng. Đó là nhóm từ “đi” và nhóm từ “đến” (và liên quan đến nó là nhóm từ trên, dưới, trong, ngoài).