Tuesday 24 January 2012

ÍT KHI và NHIỀU KHI



Ít khinhiều khi là hai ngữ đoạn thường được xem là để biểu thị tần suất của sự tình. Có vẻ như hai ngữ đoạn này không cùng nằm trên trục đối vị – nghĩa là không thay thế được nhau ở cùng một vị trí trong nhiều ngữ cảnh cụ thể.

Thursday 19 January 2012

“NP nào cũng…” và “NP gì cũng…”



      Trong tiếng Việt (và một số thứ tiếng khác như tiếng Nhật, tiếng Hàn) có hiện tượng sử dụng các từ phiếm định (hay bất định, có gốc từ đại từ nghi vấn) kết hợp với cũng để nói về một toàn thể hay bất cứ yếu tố nào trong cái toàn thể ấy: ai cũng..., gì cũng..., đâu cũng…, mấy / bao nhiêu (/giờ, xa) cũng..., sao cũng....

Thursday 12 January 2012

ÍT - NHIỀU (2)



II.                Ngữ dụng của ÍT / NHIỀU

1.     Trong nhiều ngôn ngữ, các từ chỉ tính chất, trạng thái mang tính thang độ thường tạo thành một thể liên tục (continuum). Khi định danh nó hay khi dùng nó để thiết lập câu hỏi, người ta có xu hướng chọn yếu tố ở cực dương làm từ đại diện, ít nhất là trong ngôn ngữ sinh hoạt đời thường (trong ngôn ngữ nghề nghiệp hay kỹ thuật thì khác).

Saturday 7 January 2012

Sắc thái âm tính của “ai mà không biết”




       Ai mà... là một ngữ nghi vấn có ý nghĩa phủ định nằm trong loạt câu nghi vấn phủ định trong tiếng Việt như làm sao mà…, ở đâu ra…, có bao giờ…, có bao nhiêu…, có mấy khi..., thiếu gì…, còn gì… , sợ gì…, lo gì…, làm gì…, cần gì..., v.v., rất hay được sử dụng khi người nói muốn phản bác, đính chính, hoặc bày tỏ sự ngờ vực, sự không hài lòng của mình, hay nói cách khác là nó biểu thị thái độ âm tính (hay tiêu cực) của người nói, đối với một phát ngôn trước đó của người đối thoại.

Monday 2 January 2012

ÍT - NHIỀU (1)



I.                Nhận xét về ngữ pháp và ngữ nghĩa của ÍT / NHIỀU

Từ điển Hoàng Phê giải nghĩa: ít: “có số lượng nhỏ, hoặc ở mức thấp”, nhiều: “có số lượng lớn, hoặc ở mức cao, trái với ít”.
Quả thật, trong ý niệm của mọi người Việt, ítnhiều là hai từ đối nghĩa. Tuy nhiên, thái độ cú pháp của hai từ chỉ giống nhau ở 2 trường hợp đầu, gần nhau ở trường hợp thứ tư và khác xa nhau ở trường hợp thứ ba.