Monday 23 April 2012

XỨNG – ĐÁNG – XỨNG ĐÁNG



XỨNG

Cấu trúc: A xứng với B.
     A và B là những danh ngữ chỉ vật, động vật, người, sự việc, v.v..
     “A xứng với B” tức là A tương ứng với B về giá trị.

             (1)Bộ bàn ghế này không xứng với căn nhà.
             (2)Hai cô cậu đó rất xứng với nhau.
             (3)Tiền lương không xứng với công sức bỏ ra.
             (4)Công việc đó không xứng với anh.
             (5)Phải đổi xe thôi! Chiếc xe cà tàng này không xứng với mình.

Saturday 14 April 2012

HÌNH NHƯ – DƯỜNG NHƯ



Hình như được dùng để biểu thị một phỏng đoán dựa trên một dấu hiệu bên ngoài hoặc dựa trên trí nhớ, cảm giác của người nói. Nói chung là có tính chất trực quan.
Dường như biểu thị một phỏng đoán dựa trên nhận thức, suy nghĩ, cảm nhận của người nói.
Tuy nhiên, ý nghĩa vừa nói giúp hiểu hình nhưdường như chứ không giúp đối lập chúng; lý do là nhận thức, suy nghĩ hay cảm nhận gì thì cũng ít nhiều liên quan đến những dấu hiệu trực quan. Chính vì vậy, trong mọi bối cảnh, hình như đều có thể thay thế dường như, khả năng ngược lại thì kém hơn.
Chọn hình như hay dường như tùy vào người nói. Thường khẩu ngữ dùng hình như nhiều hơn.

Tuesday 10 April 2012

HẦU NHƯ – HẦU HẾT



HẦU NHƯ

Từ điển Hoàng Phê 1995 định nghĩa hầu như: gần như là, thực tế là, chẳng khác gì bao nhiêu, kèm với chú thích dùng trước một cấu trúc phủ định.
Thật ra, hầu như hiện nay không nhất thiết phải đi trước một cấu trúc phủ định.

Có thể định nghĩa lại như sau:
     Hầu như là ngữ đoạn dùng để biểu thị thái độ dè dặt của người nói về mức độ chắc chắn của nhận định theo sau.
     Hầu như X có nghĩa là “rất gần với X” (vì người nói không dám khẳng định là X)
Vì nghĩa như vậy nên hầu như có thể thay thế bằng gần như (có lẽ trong khẩu ngữ, gần như được dùng phổ biến hơn).

Wednesday 4 April 2012

LƯỢNG – SỐ – SỐ LƯỢNG



Nhiều người cho rằng lượng dùng với những danh từ/ngữ không đếm được còn số/số lượng thì đi với danh từ/ngữ đếm được. Cách hiểu này tỏ ra không bao quát được tất cả các trường hợp dùng 3 từ này.

A.                LƯỢNG
       Lượng thường đi trước những danh từ/ngữ biểu thị những vật thể (chúng tôi dùng khái niệm này để gọi chung cả người, hiện tượng, sự việc được danh hóa) không đếm được, trước hết là những danh từ biểu thị chất liệu; trong khi đó số thường dùng để biểu thị những vật thể đếm được. (Vật thể chứ không phải là danh từ đếm được hay danh từ không đếm được.)