Tuesday 31 July 2012

MAU - NHANH



Maunhanh là hai từ gần nghĩa chứ không đồng nghĩa.

     1.      Về ngữ nghĩa, mau + V có nghĩa là mất thời gian rất ít/ngắn để đạt trạng thái V. Về ngữ pháp, mau là một vị từ tình thái, có bổ ngữ là một vị từ biểu thị trạng thái theo sau nó. (Ở đây, mau có thể xem là đồng nghĩa với chóng).

(1) Thằng bé này mau lớn quá!
(2) Màu này mau cũ lắm, đừng mua!
(3) Dùng không đúng cách thì cái gì cũng mau hư.
(4) Ăn bún mau đói lắm.
(5) Con bé hay giận nhưng mau quên.
(6) Nếu tập trung thì mau hiểu bài hơn.

Thursday 26 July 2012

KỂ RA



     Trong tiếng Việt hiện thời, kể ra được sử dụng như một trạng ngữ biểu thị tình thái chủ quan (thuộc về người nói) về một sự tình được nêu ra sau đó.
     Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê 1985) giải thích: “Tổ hợp biểu thị ý khẳng định về điều qua suy nghĩ thấy có lẽ đúng như thế”. Một số từ điển Anh Việt chú là “in reality, in fact, tell the truth, to be fair”. Những cách chú giải này quả thật không giúp hiểu và dùng đúng kể ra; và càng không giúp phân biệt kể ra với những cách nói gần gũi (nhưng không đồng nghĩa) như “nói (một cách) công bằng”, “nói thật”, “thật ra”, “dù sao...”, v.v..
     Thử xét các tình huống sau:

Friday 20 July 2012

TẬN



     1.      Tận là một trợ từ, cho biết vị trí hoặc thời điểm (do danh ngữ đi sau nó biểu thị) là cái giới hạn được xem là rất xa.

(1) Nhà chị ở tận Phú Lâm.
(2) Căn phòng của nó nằm tận tầng thượng.
(3) Bố tôi để quyển từ điển tận đầu tủ.
(4) Chiếc lá này sẽ trôi ra tận ngoài biển.
(5) Anh ra tận đây để mua à?

Friday 13 July 2012

MÃI



     Mãi là phó từ (trạng từ) diễn đạt sự kéo dài của một hành động, tính chất, trạng thái do vị từ đi trước biểu thị.
     Mãi có 4 biểu hiện sau đây.

     1.      [V + mãi]: V diễn ra lâu dài, không có giới hạn thời gian

(1) Tôi sẽ sống mãi ở đây. // Tôi sẽ sống ở đây mãi.
(2) Anh sẽ yêu em mãi.
(3) Tôi nhớ mãi hình ảnh ấy.
(4) Hình ảnh ảnh ấy vẫn còn mãi trong ký ức của tôi.
(5) Chúc em trẻ mãi với thời gian.

Friday 6 July 2012

Có CỦA hay không có CỦA?



            Trong tiếng Việt, có của hay không có của là chuyện không có gì đáng bận tâm đối với người Việt, vì hầu như chẳng có ai dùng sai từ này. Tuy nhiên, hiển ngôn rằng trường hợp này thì được trường hợp kia thì không lại chẳng đơn giản chút nào.
            Sau đây tôi thử đưa ra một vài nhận xét liên quan đến vấn đề vừa nêu.
           
I.                   Quan hệ giữa danh ngữ đứng trước và danh ngữ đứng sau của (ký hiệu [NP1 của NP2]) có thể có 6 biểu hiện sau:

1.      NP2 biểu thị chủ sở hữu, NP1 biểu thị cái được sở hữu, cái bị chi phối;

- tài sản của bố mẹ tôi
- cái máy tính của tôi
- tờ báo của tôi
- bài viết của phóng viên X