Friday 24 August 2012

ĐỪNG chứ không phải KHÔNG


     Hành động cầu khiến là hành động (thường) được thực hiện bằng lời nói. Do vậy, cấu trúc cầu khiến (manipulative) rất gần với cấu trúc hành động nói năng.
     Cấu trúc cầu khiến có dạng [A V1 B V2], trong đó B và V2 là hai bổ ngữ-tham tố của V1.
     Có thể hiểu đơn giản: cấu trúc cầu khiến là kiểu cấu trúc “A bảo [B] [làm gì]”.

(1) Mẹ nó bảo nó đi chợ.
(2) Nó đề nghị tôi tham gia hội đó.
(3) Nó năn nỉ tôi nói chuyện đó với cô ấy.

Friday 17 August 2012

... CÒN GÌ!


     Ngữ đoạn tình thái cuối câu “... còn gì!” có hai trường hợp khác nhau cả về ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp, là cách diễn đạt khẩu ngữ mà có lẽ người Việt nào cũng nói đúng và hiểu đúng.


... RỒI CÒN GÌ!

     Một phát ngôn có chứa “... (đã)... rồi còn gì (nữa)!” là lời đáp cho một phát ngôn cầu/khiến (hoặc hàm ý cầu/khiến) đi trước nó.
     Cũng giống như nhiều hiện tượng tương tự của tiếng Việt, cách nói này có lẽ xuất phát từ một cấu trúc chất vấn [“... (đã)... rồi, (anh) còn (muốn) gì (nữa)?”] nhằm bác bỏ hoặc khước từ một yêu sách của người đối thoại; sau đó nó được rút gọn thành một ngữ đoạn tình thái cuối câu với sắc thái âm tính khá rõ.
     Nó cho biết ý người nói: [hành động/trạng thái vừa nói đã đủ] + [đừng đòi hỏi thêm gì cả]

Saturday 11 August 2012

VẪN - CÒN


VẪN

Vẫn có nghĩa là tiếp tục hoặc không thay đổi một hành động / thuộc tính / trạng thái.

      1.      Vẫn là vị từ tình thái, cho biết một hành động / thuộc tính / trạng thái (được diễn đạt bằng một vị từ theo sau) không thay đổi (hoặc tiếp tục).

(1) Từ sáng đến giờ nó vẫn hì hụi sửa xe.
(2) Tôi vẫn sống ở chỗ cũ.
(3) Họ vẫn ghét nhau.
(4) Cuốn sách vẫn nằm trên bàn.
(5) Cô ấy vẫn đẹp (như ngày xưa).

Monday 6 August 2012

NHẬN THẤY và NHẬN RA



Nhận ranhận thấy là hai ngữ vị từ giao nhau nhưng không đồng nghĩa.

NHẬN RA

Nhận ra có hai trường hợp dùng:

(i)                 biết một sự vật hay sự tình nhờ đồng nhất sự vật hay sự tình đó với một hình ảnh thuộc về kinh nghiệm qua một quá trình [tri giác (thấy/nghe/ngửi...) + suy nghĩ và đối chiếu với kinh nghiệm đã có].
Như vậy, không nhận ra thì có nghĩa là thấy/nghe, suy nghĩ và đối chiếu nhưng không tìm được sự đồng nhất với hình ảnh của kinh nghiệm.

(1) Nhìn một lúc nó mới nhận ra cô gái đó là Na.
(2) Vừa nghe nó đã nhận ra ngay đó là giọng của Na.
(3) Đó là anh Tèo, chị không nhận ra à?