Friday 25 January 2013

RƠI – RỚT – RỤNG




     1.      Cả ba từ rơi, rớt, rụng đều có nghĩa là di chuyển khỏi vị trí ban đầu thường theo hướng tử trên xuống. 


  • Theo nghĩa này, rơi (người Nam bộ dùng rớt chứ không dùng rơi) có thể xuất hiện trong mọi tình huống.


(1) Chiếc lá / Quả cam (từ trên bàn) rơi xuống đất.
(2) Cái ly rơi từ trên bàn xuống mà không vỡ.
(3) Cành cây gãy, nó rơi xuống đất. May là không sao!
(4) Cái túi bị rách nên đồng xu rơi ra ngoài.
(5) Nó cảm động đến rơi nước mắt.

  • Rớt có thể thay cho rơi trong tất cả các ví dụ trên mà không có sự thay đổi nào về ý nghĩa. Tuy nhiên, khi nói vể một điều trừu tượng (có vẻ như có liên quan đến số phận hoặc sự ngẫu nhiên) thì chỉ dùng rơi chứ không dùng rớt.

Saturday 5 January 2013

SỰ – VIỆC – CHUYỆN – ĐIỀU – CUỘC – CÁI

I.
            Sự, việc, chuyện, điều, cuộc, cái là những từ có mặt thường trực trong tiếng nói của người Việt. Ít có ai sử dụng sai những từ này; nhưng giải thích hay phân biệt rành mạch từ này với từ kia không phải là chuyện đơn giản.
            Nhằm mục đích dạy tiếng, chúng tôi thử đưa ra một cách phân biệt. Hy vọng “độ bao phủ” được chừng 70-80%.

     1.      Điều hiển nhiên là các từ trên là những danh từ “chính danh”, có thể tự làm thành một danh ngữ (nghĩa là nó hoạt động như một danh từ khối, không cần có định ngữ) để đảm đương một cương vị ngữ pháp (thường là bổ ngữ).

            Chẳng hạn: gây sự, vô sự, hữu sự; vào cuộc, ngoài cuộc, bỏ cuộc, thắng cuộc;việc, xong việc;chuyện, nhiều chuyện, kiếm chuyện; có điều (là), lắm điều, đặt điều, v.v..
            Nếu nhìn ở góc độ này thì cái khác hẳn, nó phải có định ngữ. Hay nói khác đi, cái là một danh từ đơn vị (loại từ) “thuần chất”, tuyệt nhiên không thể hoạt động như một danh từ khối.
(1) *Tôi không thích cái. (Ss: cái đó/cái màu xanh)
            Tuy nhiên, trong quá trình dạy tiếng, cách dùng này của các từ trên không gây nhầm lẫn.