Sống mấy mươi năm, và đọc sách ít hơn mấy năm, nhưng thảng hoặc tôi mới nghe "em ấy" được dùng để chỉ vai nhỏ, ngôi thứ ba. Thật ra, tôi chỉ nghe đôi lần ở lời thoại trong một vài bộ phim truyền hình vốn không được đánh giá cao lắm. Nhưng gần đây thì tôi bắt gặp "em ấy" khá nhiều ở một vài cuốn sách dạy tiếng Việt (cho người nước ngoài) và ở cửa miệng của một số thầy cô dạy tiếng - và dĩ nhiên ở nhiều học trò của họ.
Không biết "em ấy" có được người Việt dùng thay cho "nó" cho lịch sự hơn không?! (Tôi đồ chừng là các thầy cô giáo dùng "em ấy" là vì cho rằng nó lịch sự hơn cách nói "nó", "con...", thằng..." vốn có ở người Việt!)
Và cũng không biết những vị thầy "ấy" có phân biệt "em ấy" với "em đó" không?!
Cớ sao lại dạy cái mà người Việt không dùng?!
_____________________
Nói thêm cho rõ:
Có nhiều bạn cảm thấy không thỏa đáng, vì cho rằng "em ấy" ở miền Bắc vẫn dùng.
Thật ra, trên chữ viết khó phân biệt: "em ấy" ở miền Bắc vẫn dùng, phát âm với "ấy" nhược hóa (mất trọng âm) thành cái gì đó giống như "í" (Từ Nguyên Học có nhận xét rất đúng); trong khi đó "em ấy" mà tôi nói đây có một kiểu phát âm rất lạ: "ấy" mang trọng âm rất rõ, thậm chí có vẻ cường điệu. Do vậy rất kỳ cục!
Cũng xin nói thêm, dạng "ẻm" tương ứng ở tiếng miền Nam hầu như không có, trừ trường hợp "ẻm" âm tính hoặc đùa cợt.
Không biết "em ấy" có được người Việt dùng thay cho "nó" cho lịch sự hơn không?! (Tôi đồ chừng là các thầy cô giáo dùng "em ấy" là vì cho rằng nó lịch sự hơn cách nói "nó", "con...", thằng..." vốn có ở người Việt!)
Và cũng không biết những vị thầy "ấy" có phân biệt "em ấy" với "em đó" không?!
Cớ sao lại dạy cái mà người Việt không dùng?!
_____________________
Nói thêm cho rõ:
Có nhiều bạn cảm thấy không thỏa đáng, vì cho rằng "em ấy" ở miền Bắc vẫn dùng.
Thật ra, trên chữ viết khó phân biệt: "em ấy" ở miền Bắc vẫn dùng, phát âm với "ấy" nhược hóa (mất trọng âm) thành cái gì đó giống như "í" (Từ Nguyên Học có nhận xét rất đúng); trong khi đó "em ấy" mà tôi nói đây có một kiểu phát âm rất lạ: "ấy" mang trọng âm rất rõ, thậm chí có vẻ cường điệu. Do vậy rất kỳ cục!
Cũng xin nói thêm, dạng "ẻm" tương ứng ở tiếng miền Nam hầu như không có, trừ trường hợp "ẻm" âm tính hoặc đùa cợt.
No comments:
Post a Comment