Trong tiếng Việt có 3 trường hợp lặp từ rất đáng suy nghĩ.
(1) nhà nhà, người người, nơi nơi, đêm đêm, sáng sáng, chiều chiều, tối tối, v.v..; với nghĩa chung là "mỗi" hay "mọi".
Hình thức lặp này thật ra không ứng dụng cho tất cả danh từ, hay nói đúng hơn, chỉ ứng dụng cho một số danh từ nhất định - cái dấu hiệu v.v. ở trên có lẽ chỉ có thể thay cho vài ba trường hợp nào đó mà tôi chưa nghĩ thêm.
(2) chạy chạy, đập đập, rung rung, lắc lắc, gõ gõ, nhịp nhịp, v.v.; với nghĩa chung là thể (aspect) - có lẽ là thể lặp (iterative) và dĩ nhiên có tính thời đoạn (durative).
Hình thức này khác cơ bản với hình thức (1) ở chỗ nó có thể ứng dụng cho rất nhiều vị từ hành động khác nhau. Có vẻ như những hành động lặp này phải là những hành động hàm nghĩa thao tác (hay phải có khả năng phân xuất được nhiều đơn vị hành động - kiểu như đá 3 đá, chém 2 nhát), nếu không sẽ khó dùng; chẳng hạn so sánh: ??ăn ăn - nhai nhai, ??thở thở - hít hít, ??đọc đọc - lật lật, v.v..
Thuộc hình thức (2) này có thể kể thêm:
(2') vùn vụt, vù vù, nhấp nháy, vo vo, lanh canh, lách cách, ầm ầm, v.v.; cũng mang nghĩa lặp và tính thời đoạn.
Đây là trường hợp của các vị từ cách thức, tất nhiên nó sẽ đóng vai trò trạng ngữ khi đi sau một vị từ khác. Với hình thức (2) và đặc biệt là (2'); cần chú ý đến danh ngữ làm chủ ngữ của các vị từ: nó ở dạng phức số hay đơn số ("xe chạy vù vù" vs. "chiếc xe chạy vù vù").
(3) xanh xanh, rẻ rẻ, ngon ngon, được được, trẻ trẻ, v.v.; với nghĩa là "hơi..." - theo cách giải thích của rất nhiều tác giả, kể cả Cao Xuân Hạo, và gần đây nhất là Nguyễn Đức Tồn.
Hình thức này xuất hiện ở các vị từ trạng thái [-động][-chủ ý].
Nếu đặt dạng lặp này vào một phát ngôn nào đó thì hình như cách giải thích "hơi..." không thích hợp.
Chẳng hạn:
Tôi sẽ mua cái gì ngon ngon (/??hơi ngon) về làm quà.
Cứ mua loại nào tốt tốt (/?? hơi tốt), mắc cũng được.
Lấy cho tôi cái áo xanh xanh (??hơi xanh). (tình huống: trong tủ chỉ có một cái áo xanh duy nhất)
Theo tôi, hình thức thứ (3) này có một nghĩa chung: "XX" = "(được xem/có thể xem) có thuộc tính X" hoặc "mang trạng thái X".
Mua cái gì "ngon ngon" là mua cái gì được xem là ngon; lấy cái áo "xanh xanh" là lấy cái áo (mà anh xem là) có màu xanh.
Chính vì "(được xem/có thể xem) có thuộc tính X" - tức là bất kể mức độ - mà biểu thức "XX" gây cảm giác rằng X nhẹ nhẹ, hơi hơi!
Điều thú vị là một số vị từ [+động] khi lặp cũng có nghĩa ""mang trạng thái X". Chẳng hạn: "vết thương cứ rỉ rỉ máu", "cái vòi nào nước chảy chảy là cái vòi mới thay đấy".
Cả 3 hình thức lặp vừa nói đều xứng đáng được khảo sát kỹ hơn, sâu hơn.
Duy có điều tôi có thể đoan chắc là "xanh xanh" không phải là "hơi xanh"!
(1) nhà nhà, người người, nơi nơi, đêm đêm, sáng sáng, chiều chiều, tối tối, v.v..; với nghĩa chung là "mỗi" hay "mọi".
Hình thức lặp này thật ra không ứng dụng cho tất cả danh từ, hay nói đúng hơn, chỉ ứng dụng cho một số danh từ nhất định - cái dấu hiệu v.v. ở trên có lẽ chỉ có thể thay cho vài ba trường hợp nào đó mà tôi chưa nghĩ thêm.
(2) chạy chạy, đập đập, rung rung, lắc lắc, gõ gõ, nhịp nhịp, v.v.; với nghĩa chung là thể (aspect) - có lẽ là thể lặp (iterative) và dĩ nhiên có tính thời đoạn (durative).
Hình thức này khác cơ bản với hình thức (1) ở chỗ nó có thể ứng dụng cho rất nhiều vị từ hành động khác nhau. Có vẻ như những hành động lặp này phải là những hành động hàm nghĩa thao tác (hay phải có khả năng phân xuất được nhiều đơn vị hành động - kiểu như đá 3 đá, chém 2 nhát), nếu không sẽ khó dùng; chẳng hạn so sánh: ??ăn ăn - nhai nhai, ??thở thở - hít hít, ??đọc đọc - lật lật, v.v..
Thuộc hình thức (2) này có thể kể thêm:
(2') vùn vụt, vù vù, nhấp nháy, vo vo, lanh canh, lách cách, ầm ầm, v.v.; cũng mang nghĩa lặp và tính thời đoạn.
Đây là trường hợp của các vị từ cách thức, tất nhiên nó sẽ đóng vai trò trạng ngữ khi đi sau một vị từ khác. Với hình thức (2) và đặc biệt là (2'); cần chú ý đến danh ngữ làm chủ ngữ của các vị từ: nó ở dạng phức số hay đơn số ("xe chạy vù vù" vs. "chiếc xe chạy vù vù").
(3) xanh xanh, rẻ rẻ, ngon ngon, được được, trẻ trẻ, v.v.; với nghĩa là "hơi..." - theo cách giải thích của rất nhiều tác giả, kể cả Cao Xuân Hạo, và gần đây nhất là Nguyễn Đức Tồn.
Hình thức này xuất hiện ở các vị từ trạng thái [-động][-chủ ý].
Nếu đặt dạng lặp này vào một phát ngôn nào đó thì hình như cách giải thích "hơi..." không thích hợp.
Chẳng hạn:
Tôi sẽ mua cái gì ngon ngon (/??hơi ngon) về làm quà.
Cứ mua loại nào tốt tốt (/?? hơi tốt), mắc cũng được.
Lấy cho tôi cái áo xanh xanh (??hơi xanh). (tình huống: trong tủ chỉ có một cái áo xanh duy nhất)
Theo tôi, hình thức thứ (3) này có một nghĩa chung: "XX" = "(được xem/có thể xem) có thuộc tính X" hoặc "mang trạng thái X".
Mua cái gì "ngon ngon" là mua cái gì được xem là ngon; lấy cái áo "xanh xanh" là lấy cái áo (mà anh xem là) có màu xanh.
Chính vì "(được xem/có thể xem) có thuộc tính X" - tức là bất kể mức độ - mà biểu thức "XX" gây cảm giác rằng X nhẹ nhẹ, hơi hơi!
Điều thú vị là một số vị từ [+động] khi lặp cũng có nghĩa ""mang trạng thái X". Chẳng hạn: "vết thương cứ rỉ rỉ máu", "cái vòi nào nước chảy chảy là cái vòi mới thay đấy".
Cả 3 hình thức lặp vừa nói đều xứng đáng được khảo sát kỹ hơn, sâu hơn.
Duy có điều tôi có thể đoan chắc là "xanh xanh" không phải là "hơi xanh"!
No comments:
Post a Comment