Khi giải nghĩa ăn nói
và nói năng, cách giản tiện nhất là gán
cho nó cái nghĩa từ vựng “nói”. Ăn nói là nói, nói năng cũng là nói. Cắt nghĩa như vậy nghe có vẻ luẩn
quẩn, nhưng khó có thể khác hơn.
Có điều là, về ngữ pháp, cần nhớ rằng ăn nói và nói năng không
thể hoạt động “thoải mái” như nói. Chẳng
hạn:
–
*Cô ta ăn nói / nói năng với tôi chuyện đó.
–
*Cô ta ăn nói / nói năng: “Ông giám đốc là gã sở
khanh”.
–
*Chúng tôi ăn nói / nói năng về chuyện công việc.
(...)
Thật
ra, ăn nói và nói năng là hai vị từ biểu thị cách thức nói chứ không phải hành động
nói. Ăn nói / nói năng không phải là nói
[với ai] [chuyện gì] hoặc nói [gì ] mà
là nói [như thế nào], nói [cách nào]. Tất nhiên, khi biểu thị
cách thức nói thì đồng thời nó cũng biểu thị thái độ của người nói.
Ví
dụ:
–
Anh ta ăn nói / nói năng bạt mạng.
–
Anh ta ăn nói / nói năng với cô lịch sự, nhưng với
người khác thì rất thô tục.
–
Sao anh ăn nói / nói năng với người lớn bằng cái
giọng đó?
–
Cô ấy ăn nói / nói năng khéo léo lắm.
Ngoài
ra, riêng nói năng – với sự trợ giúp của
từ phiếm chỉ gì – có một cách dùng mà ăn
nói không có: nói năng có thể dùng
(i) trong một câu hỏi về sự tồn tại hay không tồn tại (có hay không có) của hành
động nói (người ta hỏi rằng hành động nói có diễn ra hay không); (ii) trong câu
trả lời phủ định cho câu hỏi đó; và (iii) trong câu cầu khiến (yêu cầu đừng thực
hiện hành động nói).
Ví
dụ:
–
Trong cuộc họp hôm qua, anh ấy có nói năng / *ăn
nói gì không?
–
Anh ấy không nói năng / *ăn nói gì cả.
–
Tôi sẽ đi họp, nhưng tôi không nói năng / *ăn nói
gì đâu!
–
Thôi, đừng nói năng gì cả!
Mặc
dù nói năng vẫn còn “dính dáng” đến hành
động nói, câu trả lời khẳng định cho câu hỏi ở trên cũng chỉ có thể dùng nói chứ không thể dùng nói năng.
Ví
dụ:
(Trong cuộc họp hôm qua, anh ấy có nói năng gì không?)
–
Có chứ! Anh ấy nói / *nói năng / *ăn nói là sếp
chạy theo thành tích, dối trên lừa dưới.
–
Có chứ! Anh ấy có nói / *nói năng / *ăn nói vài điều
về cách quản lý của sếp, nhưng chẳng ai nghe cả.
No comments:
Post a Comment