Sunday, 13 May 2012

HƠN NỮA – NGOÀI RA


  
HƠN NỮA

Hơn nữa là một trạng ngữ bổ sung ý nghĩa tình thái cho phần thuyết, và thường là cho câu. Đồng thời nó cũng đóng vai trò liên kết câu (liên kết với câu trước). (Tạm ký hiệu: “A. Hơn nữa, B”).
Về ngữ nghĩa, hơn nữa cho biết ý của người nói rằng điều nêu sau là một trường hợp khác với nội dung đã nói trước, nó bổ sungtăng cường ý nghĩa cho nội dung đã nói trước.

          (1)   Tôi không đi chơi vì tôi không có thì giờ. Hơn nữa, tôi không thích chỗ đó.
          (2)   Hôm qua, trời mưa to; hơn nữa, nó bị ốm, nên tôi không cho nó ra ngoài.
          (3)   Họ nhận anh ấy vì anh ấy giỏi. Hơn nữa, có còn ai khác đâu!


Cần chú ý: Thành phần sau hơn nữa (= B) trên thực tế không có quan hệ ngữ nghĩa trực tiếp với thành phần đi trước nó (= A).
Nghĩa là “Tôi không có thì giờ” và “Tôi không thích chỗ đó”; “Trời mưa to” và “Nó bị ốm”; “Anh ấy giỏi” và “Không còn ai khác” vốn chẳng có quan hệ gì với nhau.

B được xem là “bổ sung và tăng cường ý nghĩa” cho A chỉ khi cả hai cùng có mối quan hệ ngữ nghĩa với một thành phần thứ ba, được hiển ngôn trước hoặc sau cả phát ngôn “A. Hơn nữa, B” – và cũng có thể tồn tại trong lượt lời của người đối thoại chứ không nhất thiết của cùng một người. Nếu không có thành phần thứ ba này, khó có thể hình dung phát ngôn trên được dùng như thế nào.
Thành phần thứ ba trong những câu trên là “Tôi không đi chơi”; “Tôi không cho nó ra ngoài”; “Họ nhận anh ấy”.

Thành phần thứ ba này thường là lý do/nguyên nhân của “A. Hơn nữa B.”.

Như vậy, các câu sau đây khó có thể xem là chuẩn tắc nếu không có một phát ngôn nào khác ở đâu đó trong diễn ngôn dùng để làm “thành phần thứ ba”:

          (4)   ??Chị ấy là một bác sĩ giỏi. Hơn nữa, chị ấy rất xinh đẹp.
          (5)   ??Bộ phim này chẳng có gì mới. Hơn nữa, giá vé lại mắc.
          (6)   ??Anh ta không có chuyên môn. Hơn nữa, công ty đang gặp khó khăn.

Chú thích:
·         Hơn nữa B không có nghĩa B là lý do mạnh hơn A;
·         Hơn nữa thật ra là một cách nói ngắn của hơn thế nữa, trong đó, hơn là một vị từ chính danh, thế là đại từ hồi chỉ cho (sự tình) A;
·         Hơn nữa có thể thay bằng vả lại, và với lại (Nam bộ dùng phổ biến hơn). 



NGOÀI RA

Ngoài ra là một trạng ngữ bổ sung ý nghĩa tình thái cho phần thuyết, và thường là cho câu. Đồng thời nó cũng đóng vai trò liên kết câu (liên kết với câu trước). (Tạm ký hiệu: “A. Ngoài ra, B”).
Về ngữ nghĩa, ngoài ra cho biết ý của người nói rằng điều nêu sau là một nội dung phụ, bổ sung ý nghĩa cho nội dung chính đã nói trước đó.

(7) Nó giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp. Ngoài ra, nó còn biết chút ít tiếng Hoa và tiếng Nhật.
(8) Sáng chủ nhật tôi phải ở nhà dọn dẹp nhà cửa. Ngoài ra, tôi phải chợ búa nữa.
(9) Chị về nước để thăm gia đình. Ngoài ra, chị còn tranh thủ giải quyết một số việc.
(10) Tham dự hội thảo là các nhà khoa học ở các viện và trường đại học trên toàn quốc. Ngoài ra, còn có các bạn học viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường.

Trong các câu trên, có thể thấy:
(i)   Điều được nêu ra trước và sau ngoài ra phải cùng một tập hợp: ở câu (7) là “các ngoại ngữ đã biết”; câu (8) là “những việc phải làm”; câu (9) là “mục đích về nước”; câu (10) là “thành phần tham dự hội thảo”;

(ii) Do đó, một chuỗi câu có ngoài ra có thể dễ dàng thay bằng liên từ ;

(11) Nó giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp. nó còn biết chút ít tiếng Hoa và tiếng Nhật.
(12) Sáng chủ nhật tôi phải ở nhà dọn dẹp nhà cửa, tôi phải chợ búa nữa.
(13) Chị về nước để thăm gia đình tranh thủ giải quyết một số việc.
(14) Tham dự hội thảo là các nhà khoa học ở các viện và trường đại học trên toàn quốc, và các bạn học viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường.

(iii) Điều nêu trước ngoài ra là chính yếu, điều nêu sau là thứ yếu (khác với );


Từ những điểm vừa nêu trên có thể phân biệt ngoài ra với hơn nữa:
(a)    Khác với (i) ở trên, điều được nêu ra trước và sau hơn nữa không nhất thiết thuộc cùng một tập hợp (chẳng hạn: “trời mưa” và “nó bị ốm”);

(b)   Ở các chuỗi câu có ngoài ra tồn tại quan hệ kết hợp (). Trong khi đó, ở các chuỗi có chứa hơn nữa bao giờ cũng tồn tại một quan hệ lập luận vì, như trên đã nói, A và B có quan hệ với nhau thông qua một thành phần thứ ba (thường là lý do, nguyên nhân) chứ không phải cùng một tập hợp. Do vậy, nếu muốn chuyển đổi hơn nữa thành ngoài ra, phải quy A và B vào một tập hợp, tức là hiển ngôn cái lý do/nguyên nhân liên kết chúng với nhau.

(15) Tôi không đi chơi vì tôi không có thì giờ. Ngoài ra, còn một lý do nữa là tôi không thích chỗ đó.
(16) Hôm qua, trời mưa to; ngoài ra, còn một lý do nữa là nó bị ốm, nên tôi không cho nó ra ngoài.
(17) Họ nhận anh ấy vì anh ấy giỏi. Ngoài ra, lý do thứ hai là có còn ai khác đâu!

(c)    Do quan hệ giữa A và B như vừa nói nên hơn nữa khó có thể thay bằng liên từ :

(18) ?Tôi không đi chơi vì tôi không có thì giờ. tôi không thích chỗ đó.
(so sánh: tôi không có tiền.)
(19) ??Hôm qua, trời mưa to nó bị ốm, nên tôi không cho nó ra ngoài.
(20) ??Họ nhận anh ấy vì anh ấy giỏi. có còn ai khác đâu!

Theo nhận xét của chúng tôi, ở những trường hợp nào mà hơn nữa có thể thay bằng thì khả năng luân phiên hơn nữa – ngoài ra có thể xem là ngang nhau.

(21) a. Tôi không đi chơi vì tôi không có thì giờ. Hơn nữa, tôi không có tiền.
             b. Tôi không đi chơi vì tôi không có thì giờ. tôi không có tiền.
             c. Tôi không đi chơi vì tôi không có thì giờ. Ngoài ra, tôi không có tiền.
(22) a. Rượu có thể gây ra xơ gan. Hơn nữa, nó cũng là tác nhân quan trọng của tình trạng cao huyết áp và bệnh tiểu đường.
b. Rượu có thể gây ra xơ gan, nó cũng là tác nhân quan trọng của tình trạng cao huyết áp và bệnh tiểu đường.
c. Rượu có thể gây ra xơ gan. Ngoài ra, nó cũng là tác nhân quan trọng của tình trạng cao huyết áp và bệnh tiểu đường.
(23) a. Chúng ta không cần uống vitamin hằng ngày, nếu chúng ta có một chế độ ăn uống hợp lý. Hơn nữa, sự dư thừa một số loại vitamin lại có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
b. ??Chúng ta không cần uống vitamin hằng ngày, nếu chúng ta có một chế độ ăn uống hợp lý. sự dư thừa một số loại vitamin lại có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
c. ??Chúng ta không cần uống vitamin hằng ngày, nếu chúng ta có một chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, sự dư thừa một số loại vitamin lại có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
Ở câu (23), khó thay hơn nữa bằng , do đó, ngoài ra cũng không thể xem là tự nhiên.

Chú thích:
       ·         Ngoài ra thật ra là một cách nói ngắn của ngoài điều/cái/việc đó ra, trong đó ngoài là một vị từ chính danh;
       ·         Khi có ngữ đoạn hồi chỉ thì ra không cần thiết phải có mặt (ngoài điều đó, ngoài việc đó, ngoài cái này, v.v.);

Tương ứng: hơn thế nữa. Điều này cho thấy hơn nữa liên quan đến sự tình, trong khi đó ngoài ra chỉ liên quan đến một tham tố nào đó của sự tình.

        ·         Theo quan sát của chúng tôi, ngoài ra có một cách sử dụng không phổ biến lắm: sau ngoài ra là một nội dung mà người nói muốn bổ sung cho điều đã nói trước, nhưng nội dung đó hàm ý rằng điều đã nói trước đó là “duy nhất”.
Nếu hiểu một cách đơn giản “A. Ngoài ra, B” là “A+B” thì ở trường hợp này [B = Ø]. Tức là, “A. Ngoài ra, Ø”.
Ở cách dùng này, ngoài ra vẫn có thể được viết lại bằng , và không có sự chia sẻ ngữ nghĩa nào với hơn nữa.

(24) Muốn thành công thì phải bỏ nhiều công sức. Ngoài ra, không còn cách nào khác.
(25) Cô ta đồng ý lấy lão già đó là vì tài sản của lão. Ngoài ra, những lý do khác đều là những điều dối trá.
(26) Sau tất cả những việc đó, tôi đã xin lỗi từng người. Ngoài ra, tôi còn biết làm gì khác nữa?

      ·         Trong văn viết “Bên cạnh đó,…” có thể thay cho “Ngoài ra, …”.
      ·         Trong biểu thức ngoài ra,  thường có mặt còn/cũng (trước vị từ) và/hoặc nữa (cuối phần thuyết/vị ngữ). Tuy nhiên, theo nhận xét của chúng tôi, đây không phải là dấu hiệu bắt buộc.


1 comment: