Từ trước
đến nay đã có nhiều bài viết phân tích từ lại.
Gần đây nhất là bài viết của GS Nguyễn Đức Dân – “Con đường chuyển nghĩa của
từ cơ bản: Trường hợp của lại”,
tc Ngôn ngữ số 11/2010.
Ở đây, từ góc độ thực hành tiếng, chúng tôi xem lại là một tác tố biểu thị hướng, và trình
bày các biểu hiện của nó dưới dạng ký hiệu đơn giản, dễ nhớ.
Trường hợp
|
Ký
hiệu
|
Dẫn
giải và ví dụ
|
1
|
Hành
động lặp.
-
Nó viết lại bức thư.
-
Nó làm lại những bài tập hôm qua làm sai.
-
Nó nhắc lại câu hỏi.
|
|
2
|
Hành
động, trạng thái hay quá trình tái diễn.
-
Nó lại viết thư.
-
Nó lại khóc.
-
Nó lại bệnh.
-
Gió lại thổi.
|
|
Hai hành động, trạng thái, quá trình, tính chất ngược chiều
nhau, đối ứng nhau.
-
Nó cho tôi mượn, tôi trả lại.
-
Tôi yêu cô ấy nhưng cô ấy không đáp lại.
-
Thằng bé kia giật cái túi, Tí hết sức kéo lại.
-
Nó càng uống lại càng tỉnh.
-
Tiễn làm gì! Gặp nhau lại thêm buồn!
-
Cá này kho thì ngon còn nướng thì lại dở.
- Cô chị rất chăm, trong khi đó cô em lại lười. |
||
4
|
Hành
động, trạng thái, quá trình trở về điểm ban đầu, cái trước đó.
-
Nó xoay người lại.
-
Nghe gọi, nó quay lại.
-
Tôi sẽ trở lại nơi này nếu có dịp.
-
Các bạn hãy lật lại trang 6.
-
Bà ấy trẻ lại 10 tuổi.
- Nghe
nói như vậy, nó bình tĩnh lại, mặt tươi lại. |
|
5
|
Hành
động, trạng thái, quá trình bị dừng, không tiếp tục phát triển.
-
Nghe gọi, nó đứng lại.
-
Kinh tế VN đã chững lại từ cuối năm ngoái.
-
Nó đóng cửa lại, rồi khóa lại.
-
Nó ở lại đó cả tuần.
-
Bạn bè về hết, nhưng nó vẫn ngồi lại.
-
Nhắm mắt lại.
- Nó
để lại tin nhắn cho bạn.
.
|
|
6
|
Hành
động, quá trình hướng về tâm hoặc hướng vào chính đối tượng đang nói đến.
-
Nó cong người lại.
-
Ly nước đã đông lại.
-
Chiếc lá khô lại.
-
Tay chân nó săn lại.
-
Nồi cá kho đã kẹo lại.
-
Nó nhăn mặt lại.
-
Bọn nó họp lại, bàn chuyện góp tiền lại đi chơi.
- Chúng
tôi họp/tập trung/tập hợp lại thành nhóm. |
Chú thích:
(1)
Ở trường hợp 1 và 2, cần chú ý vai trò của bổ ngữ:
“viết lại bức thư” (hành động lặp trên một đối tượng), rất khác với “lại viết
thư” (hành động tái diễn, không hàm nghĩa cùng đối tượng).
(2)
Ở trường hợp 3, có khi sự “ngược chiều nhau”, “đối
ứng nhau” là dựa trên mạch suy nghĩ thông
thường của người nói – hay nói cách khác, trái với kỳ vọng của người nói: thường
“uống” thì say; thường “gặp nhau” thì vui; thường cá “kho” ngon thì “nướng”
cũng ngon – thậm chí ngon hơn; thường hai chị em giống tính nhau – cùng chăm hoặc
cùng lười.
(3)
Bảng trên chưa thể hiện đầy đủ ngữ nghĩa của lại. Ít nhất có hai cách dùng lại khó khái quát được theo kiểu trên:
(i)
lại = đến,
đi đến, đi về hướng (chỗ của mình, xem như thuộc về mình; hoặc chỗ gần với
vị trí hiện tại – suy cho cùng cũng thuộc phạm vi “xem như của mình”). Vd:
a)
Lại nhà tớ chơi đi!
b)
Thôi, chỗ đó nóng lắm. Lại nhà thằng Tí đi!
c)
Lại đây với mẹ!
d)
Mình lại kia ngồi đi!
e)
Chờ tôi nhé, tôi lại đằng này một lát.
(Thật ra, cách
dùng này có thể thay bằng đến/tới mà không
có khác biệt gì lớn về ngữ nghĩa.)
(ii)
lại thường
được xem là yếu tố tình thái cho biết (theo người nói) sự tình theo sau có tính
chất bất thường, không tự nhiên, (do đó thái độ người nói là khó chịu, không chấp
nhận). Vd:
f)
Sao anh lại cười tôi?
g)
Tôi nói rất nhẹ nhàng mà cô ấy lại giận.
h)
Anh giàu không lấy, lại lấy anh nghèo! Khó hiểu
thật!
Tôi ngờ rằng đây
là một kiểu dùng phái sinh của trường hợp (3) ở trên: nó là một kiểu ẩn dụ của sự trái ngược, được tăng cường bởi ngữ điệu khi phát ngôn.
Thử giải thích:
i)
Cô ta (đã) xấu lại nghèo (nên chẳng anh nào thèm
lấy).
j)
*Cô ta (đã) xấu lại giàu (nên chẳng khó kiếm chồng).
Lại trong hai ví dụ này cho thấy:
·
Nó có thể liên kết hai thuộc tính cùng chiều
(cùng âm tính, cùng dương tính) chứ không thể hai thuộc tính trái chiều (âm –
dương, dương – âm);
·
Thuộc tính thứ 2 (bắt đầu bằng lại) làm gia tăng giá trị (âm hoặc
dương) của cả câu, khác với và, tương
tự với không những/chỉ… mà còn…,
·
Như chú thích (2) ở trên, có vẻ như người nói
cho rằng thông thường “xấu” thì phải “giàu” (để có thể có chồng): lại thể hiện thuộc tính trái lẽ thường
đó – và đây là điểm khác biệt với không
những/chỉ… mà còn…
Bây giờ so sánh
các câu sau:
k)
Phở quán này ngon mà rẻ.
l)
Phở quán này ngon (mà) lại rẻ.
m)
Phở quán này ngon mà mắc.
n)
*Phở quán này ngon (mà) lại mắc.
Mà có thể liên kết hai thuộc tính trái chiều
(vd(c)), hoặc cùng chiều (vd (a)); do thuộc tính thứ hai này mà mà có thể đi kèm với lại ở (b).
Ký hiệu: [V1± mà V2±], so sánh với [V1+
lại V2+] hoặc [V1- lại V2-]
Về ngữ nghĩa, mà trong các câu trên có biểu hiện giống
nhau: quan hệ đối lập bổ sung.
Ở biểu thức [S -
V1 mà V2] ta có (i)
[V1 ≠ V2] hoặc [V1
>< V2]
(ii)
[V1 + V2]
(iii)
Thường [V1 thì ~V2]
·
Ở (ii), ta có quan hệ bổ sung ([ngon mà rẻ] =
[ngon + rẻ]; [ngon mà mắc] = [ngon + mắc]);
·
Ở (i) ta có hai trường hợp: (a) V1
khác V2 (ngon, rẻ), (b) V1 ngược V2 (ngon, mắc);
·
Do (iii) ta có một thứ quan hệ thường được nhiều
người “nhất trí” là quan hệ nghịch nhân quả. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của chúng
tôi, đó chính là quan hệ đối lập. Và từ (i), có 2 dạng đối lập:
o
Đối lập khách quan là sự đối lập dựa
trên logic thông thường của tự nhiên (một thứ kinh nghiệm được phần lớn cộng đồng
chia sẻ): (Phàm [V1 thì ~V2]):
ngon mà rẻ, mỏng mà bền, mắc tiền mà
không tốt, nghèo mà sang, nghèo mà xài hàng hiệu, xấu mà có duyên, giàu mà tiết
kiệm, tháng giêng mà có mưa, cố gắng mà không thành công, đồng nghiệp mà nói xấu
nhau, sinh viên mà không lịch sự, hoa hậu mà không đẹp, v.v.;
Ở quan hệ này, có thể thay mà bằng lại hoặc cả hai mà lại, không có sự khác biệt lớn về ngữ
nghĩa.
o
Đối lập chủ quan là sự đối lập dựa
trên logic chủ quan của người nói, hay nói cách khác, dựa trên kinh nghiệm, kỳ
vọng hoặc quan niệm, suy luận của người nói: (Theo (ý muốn/ý kiến của) tôi, [V1 thì ~V2]): ngon mà mắc, đẹp mà có duyên, giỏi mà tự
cao, giỏi mà khiêm tốn, hoa hậu mà dễ thương, đồng nghiệp mà giúp nhau,
v.v.
Thuyết minh thêm: “ngon” thì tôi muốn mua, nhưng nó “mắc”,
trái với ý muốn của tôi (ngon mà mắc), tôi sẽ không mua; tôi nghĩ người “giỏi”
thường khiêm tốn, nhưng anh ta không phải như vậy (giỏi mà tự cao); tôi thấy
người giỏi thường tự cao, nhưng cô ấy không phải như vậy (giỏi mà khiêm tốn);
tôi thấy đồng nghiệp thường ganh ghét nhau, nhưng họ không phải như vậy (đồng
nghiệp mà giúp nhau), v.v.. Thứ quan hệ đối lập chủ quan này rất tinh tế, phức
tạp và chứa đựng nhiều hàm ý.
Nếu V1 và V2 cùng chiều, có thể thay bằng
lại hoặc mà lại; nếu V1 và V2 không cùng chiều (trái
chiều hoặc không xác định được giá trị âm, dương) thì khó có thể thay bằng lại hoặc mà lại.
No comments:
Post a Comment