Đọc một cuốn sách dạy tiếng Việt cho người nước ngoài xuất bản ở Tp.HCM, tôi thấy một số từ/ngữ địa phương SG được cung cấp có vẻ không thỏa đáng.
Chỉ xin nói qua một hiện tượng: từ ba/má dùng trong sách theo tôi là một lựa chọn không thể xem là tối ưu.
Dĩ nhiên, ba là bố, cha, má là mẹ, được sử dụng phổ biến ở SG nói riêng, Nam bộ nói chung (thật ra còn rộng hơn). Nhưng xem nó là một đơn vị từ vựng để cung cấp cho người nước ngoài thì e là cần suy nghĩ lại. Có lẽ các tác giả chỉ thấy ba/má là một dạng tương đương với bố-cha/mẹ ở... từ điển.
Trong thực tế sử dụng, về mặt chức năng, không hề có sự tương đương như vậy.
Ba/má là những đơn vị từ vựng được dùng trong khẩu ngữ, trong bối cảnh giao tiếp tự nhiên, thân mật. Trong khi đó bố-cha/mẹ được dùng rộng hơn rất nhiều, đặc biệt, nó là sự chọn lựa ưu tiên khi cần dùng ở ngôi thứ ba và trong bối cảnh giao tiếp chính thức.
Một diễn giả (người SG) nói chuyện trước một cử tọa lớn và trong không khí trang trọng có lẽ khó nói: "Tổng thống Obama chịu ảnh hưởng rất lớn của má"; "Ba của Nguyễn Đình Chiểu là một nho sĩ", "Má của Nguyễn Du thuộc dòng dõi quý tộc thời Trần" !!!
Ngay cả những trường hợp như "các bạn đã chuẩn bị gì khi mình trở thành ba/má?", "những người sắp làm má cần biết", "tôi thật là một người ba vô trách nhiệm!", "học làm má", v.v., cũng khó xuôi tai.
Trong ngôn ngữ học xã hội có nhà nghiên cứu cho rằng "chúng ta nói bằng phương ngữ", nhưng điều đó không xóa nhòa được ranh giới chức năng của các đơn vị từ vựng!
Chỉ xin nói qua một hiện tượng: từ ba/má dùng trong sách theo tôi là một lựa chọn không thể xem là tối ưu.
Dĩ nhiên, ba là bố, cha, má là mẹ, được sử dụng phổ biến ở SG nói riêng, Nam bộ nói chung (thật ra còn rộng hơn). Nhưng xem nó là một đơn vị từ vựng để cung cấp cho người nước ngoài thì e là cần suy nghĩ lại. Có lẽ các tác giả chỉ thấy ba/má là một dạng tương đương với bố-cha/mẹ ở... từ điển.
Trong thực tế sử dụng, về mặt chức năng, không hề có sự tương đương như vậy.
Ba/má là những đơn vị từ vựng được dùng trong khẩu ngữ, trong bối cảnh giao tiếp tự nhiên, thân mật. Trong khi đó bố-cha/mẹ được dùng rộng hơn rất nhiều, đặc biệt, nó là sự chọn lựa ưu tiên khi cần dùng ở ngôi thứ ba và trong bối cảnh giao tiếp chính thức.
Một diễn giả (người SG) nói chuyện trước một cử tọa lớn và trong không khí trang trọng có lẽ khó nói: "Tổng thống Obama chịu ảnh hưởng rất lớn của má"; "Ba của Nguyễn Đình Chiểu là một nho sĩ", "Má của Nguyễn Du thuộc dòng dõi quý tộc thời Trần" !!!
Ngay cả những trường hợp như "các bạn đã chuẩn bị gì khi mình trở thành ba/má?", "những người sắp làm má cần biết", "tôi thật là một người ba vô trách nhiệm!", "học làm má", v.v., cũng khó xuôi tai.
Trong ngôn ngữ học xã hội có nhà nghiên cứu cho rằng "chúng ta nói bằng phương ngữ", nhưng điều đó không xóa nhòa được ranh giới chức năng của các đơn vị từ vựng!
No comments:
Post a Comment