Saturday, 31 December 2011

"Đúng không ta?"


      Về ta cuối câu, "Từ điển Tiếng Việt" Hoàng Phê 1995 định nghĩa: "1. (kng.; dùng ở cuối câu hỏi, sau đâu). Từ dùng trong lời hỏi thăm quê quán để biểu thị ý thân mật. Ông quê ở đâu ta? 2. (ph.; kng.; dùng ở cuối câu biểu cảm hoặc câu nghi vấn). Từ biểu thị ý thân mật. Giỏi quá ta! Có gì ăn không ta?"
      "Từ điển Từ ngữ Nam bộ" Huỳnh Công Tín 2007 định nghĩa: "(pt) dùng ở cuối câu khẳng định để nhấn mạnh tính chất được khen, hoặc ở một câu nghi vấn, để nói lên ý thân mật, gần gũi; hoặc cách nói có sắc thái bình dị, dân dã. Thằng bé này linh lợi quá ta!, Có gì ăn cơm không ta?"



      Theo tôi, ta ở cuối câu xuất hiện ở 2 loại câu nghi vấn và cảm thán.
(1) "...ta?" trong câu nghi vấn được dùng khi người nói tự hỏi mình, thường là ra vẻ tự hỏi mình.

            Cây bút chì đâu rồi ta? (vs. ??Xin lỗi, cây bút chì của tôi đâu rồi ta?)
            Bây giờ làm gì ta? (vs. ??Xin hỏi ý quý vị, bây giờ công ty làm gì ta?)
            Mấy giờ rồi ta? (vs. ??Anh cho hỏi, mấy giờ rồi ta?)

Khởi thủy ta dùng để tự hỏi mình, do vậy người nghe có thể trả lời hoặc không; ngữ điệu của câu hỏi có ta? giống ngữ điệu của câu hỏi nhỉ? miền Bắc chứ không giống câu hỏi chứ?, hả?, v.v.. Chính vì người hỏi tự hỏi mình (đúng  hơn là ra vẻ như vậy) nên ta tạo ra màu sắc thân mật, gần gũi.

Ta thường dùng khi hỏi về một điều gì đó mà người hỏi (chợt) quan tâm (hay làm ra vẻ chợt quan tâm, chợt nhớ, chợt nghĩ) ngay tại thời điểm nói; hay nói cách khác, thường không dùng ta trong những câu hỏi thừa tiếp trong một đoạn thoại đã triển khai.

        A: - Tối hôm qua uống với mấy đồng nghiệp. Mệt quá!
        B: - Anh uống nhiều lắm à?
        A: - Cũng hơi nhiều.
        B: - ??Uống ở đâu ta? / ??Uống cái gì ta? / ??Uống với ai ta?

(2) "...ta!" trong câu cảm thán, tương tự như  ta trong câu hỏi, được dùng khi người nói ra vẻ tự nói với mình nhưng thật ra hướng về người nghe. (Người miền Bắc có thể dùng nhỉ cho một số tình huống tương tự; nhưng khác với nhỉ, ta không mang nghĩa (người nói) muốn người nghe bày tỏ sự đồng ý với mình.)

        Hay quá ta!
        Ngon quá ta!
        Cái áo đẹp quá ta!
        Cái áo đẹp quá! Ồ, hàng hiệu ta!

Thường ta cảm thán dùng cho những gì nằm trong phạm vi có liên quan ít nhiều đến người nghe. Do vậy nó mang màu sắc thân mật, gần gũi, và cũng do vậy, nó thường không dùng để nói về cái gì "xa" người nói và người nghe, nói chính xác hơn, nó hướng về người nghe.

     Chẳng hạn trong các ví dụ trên, "Cái áo đẹp quá ta!" không thể dùng để nói về một cái áo đang treo trong cửa hàng.

Tương tự, đi ngang một ngôi nhà đẹp, không thể nói (với bạn):

        Nhà đẹp quá ta!

Thấy một chiếc xe hơi trên đường, không thể nói:

        Sang trọng quá ta!

       Thường ta cảm thán dùng cho những cảm xúc tích cực, dương tính, nên nó thường dùng cho lời khen, tán thưởng.

       Khi dùng trong những lời than (âm tính) nó tạo cảm giác nhẹ, không gay gắt,  và thường có màu sắc đùa cợt, chọc ghẹo. Cách dùng dương tính trội hơn cách dùng âm tính; đây cũng là một điểm khác giữa ta với nhỉ.

        Đói ta! Có đi ăn không ta?
        Sao buồn quá ta!
        Phim Oscar mà chán quá ta!

     Nhân đây cũng nói thêm: trong tiếng Nam bộ còn một từ dùng rất phổ biến, phổ biến hơn ta cảm thán. Đó là / / ha / heng. Nhưng khác ta ở chỗ (i) không có vẻ quá thân mật, gần gũi, và (ii) không thiên về cảm xúc dương tính nhiều như ta. Xét tình huống:

     Trong siêu thị, để bắt chuyện, người ta có thể dùng chứ khó có thể dùng ta. Vd:

                  Hôm nay đông quá /??ta!
                  Xà lách trông ngon /??ta!

     Một cô chị có thể nói với cô em với thái độ thực sự âm tính (bực bội, mỉa mai, đay nghiến):

                  Bây giờ mà em ngồi xem ti vi! Em rảnh quá !
                  Đi ra đường mà mặc áo hai dây! Đẹp !

        Ngoài ra, không cần hướng người nghe như ta.

               Anh nhìn cô gái áo vàng kia xem. Cô gái tóc dài đó. Đẹp quá /*ta!
               Anh thấy chiếc xe vừa chạy qua không? Sang quá /*ta!

       Đến đây có thể thấy rằng nhỉ miền Bắc tương ứng với ta (câu nghi vấn) và / / ha / heng miền Nam, và chỉ tương ứng phần nào với ta cảm thán.
    

Chú thích:

(i) Nói chung ta gần với nhỉ, nhưng không đồng nghĩa:
       - ta không có nghĩa mong muốn người nghe tán thành hay đồng ý;
       - ta tồn tại ở cả câu hỏi và câu cảm thán; câu có nhỉ bao giờ cũng mang dáng dấp câu hỏi (vì nó mong muốn người nghe đáp ứng).

(ii) Một từ chỉ dùng để hỏi thăm "quê quán", định nghĩa của từ điển Hoàng Phê có vẻ đáng ngờ.

(iii) Theo nghĩa 1 của Từ điển Hoàng Phê, ta là từ toàn dân, (nghĩa 2 là phương ngữ). Theo quan sát của riêng tôi, ta là từ địa phương, xuất hiện rộng rãi từ Quảng Bình đổ vào (blog "quechoa" của NQLập dùng khá nhiều).

(iv) Về lý thuyết, có một nhận xét mà tôi chưa dám cả quyết: Cách dùng để hỏicảm thán ở ta có vẻ là một sự phân chia hơi thô thiển. Hỏi hay cảm thán ở từ này hình như chỉ là biểu hiện mang tính ngữ dụng, nghĩa là có lẽ phải tìm sự phân biệt ở tình huống nhiều hơn.


Đúng không ta?

2 comments:

  1. Dạy cho người nước ngoài thì một là không dùng bất cứ từ nào trong nhóm từ này ( à, hả, chứ, nhỉ, nhé, ...), hai là, nếu thấy được sự cần thiết của chúng trong việc hướng dẫn học viên nói tiếng Việt tự nhiên, cần giới thiệu cho đầy đủ. Sao lại có thể ở vùng này dùng phương ngữ vùng kia? Nói vậy đúng không ta?

    ReplyDelete
  2. Thật ra thì nên ưu tiên cho từ vựng miền ngoài, vì lợi ích của học viên.
    Lý do: từ vựng vùng ngoài gắn với văn hóa thành văn đã lâu, phạm vi sử dụng cũng rộng hơn, do đó phần nhiều trung tính về mặt phong cách.
    Tất nhiên, người dùng Việt thì có quyền chọn lựa, và nên có ý thức chọn lựa.
    Tôi nhớ, có 2 nhà ngôn ngữ học lớn, một của Nga và một của Mỹ (?), tôi không nhớ tên.
    Người thứ nhất nói là ông ta (hay người bản ngữ nói chung) hết sức khó chịu khi nghe một người nước ngoài nói tiếng mẹ đẻ của mình theo kiểu “y như mình".
    Người thứ hai thì chắc chắn rằng người ta (người bình thường) luôn nói bằng phương ngữ!

    ReplyDelete