“Thật
ra”, “đúng ra” và “đúng hơn”
“Thật
ra”
Thật ra, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí
trong câu, là một phương tiện đắc dụng để giữ thể diện cho người đối thoại
trong khi điều chỉnh phát ngôn của người đó, hoặc trong khi đính chính một nhận
định tồn tại mặc nhiên (người nói cho là đã tồn tại) cho đến thời điểm nói, hoặc
trong khi đưa ra một nhận định bất đồng/đối nghịch với ý kiến của người đối thoại.
Ví dụ:
B: – Thật ra, cũng không rẻ lắm đâu!
(2)
A: –
Anh Nam có vẻ hào phóng quá!
B: – Thật ra, anh ấy ra vẻ như vậy thôi.
B: – Thật ra, anh ấy ra vẻ như vậy thôi.
(3)
A: –
Chị Hà vừa mua cái máy tập thể dục đấy!
B: – Thật ra, tập ở công viên vẫn hiệu quả hơn.
B: – Thật ra, tập ở công viên vẫn hiệu quả hơn.
(4)
(Thấy anh chồng ở nhà hàng xóm thô bạo với cô vợ)
A nói với B:
– Thật ra, cô vợ cũng quá quắt lắm!
– Thật ra, cô vợ cũng quá quắt lắm!
Ở (1) và (2), B
không đồng ý với A, nhưng không muốn bác bỏ thẳng thừng là A sai nên dùng thật ra để làm nhẹ ý kiến của mình. Ở
(3), từ thông tin của A, B cho rằng có người nghĩ máy tập thể dục có ích nên “điều
chỉnh” ý kiến đó. Ở (4), khi cả hai chứng kiến cảnh anh chồng thô bạo với cô vợ, A nghĩ rằng có thể B sẽ đánh
giá xấu về ông chồng nên đưa ra một nhận định “nhẹ nhàng” rằng cô vợ cũng có lỗi.
Tuy nhiên, điều vừa nói mang tính chất ngữ dụng nhiều hơn là ngữ nghĩa. Lý do là, cùng tình huống như trên, vẫn tồn tại một cách hiểu "nặng cân" không kém, thậm chí có thể xem là "nặng cân' hơn.
Chẳng hạn ở ví dụ (1), người nói có thể chấp nhận nhận định "rẻ" của người đối thoại ("chấp nhận về cơ bản" - nói theo kiểu chính trị), nhưng muốn điều chỉnh rằng mức độ rẻ là không cao. Tương tự, ở ví dụ (2), có thể cho rằng người nói chấp nhận "anh Nam hào phóng", nhưng lưu ý rằng sự hào phóng đó là không thực chất (Chúng ta thử thay đổi chút ít nội dung câu trả lời của B để thấy rõ hơn: "Thật ra, anh Nam chỉ hào phóng với người thân thôi" hoặc "Thật ra, chỉ đôi khi thôi".) Nghĩa là, người nói đưa ra một sự điều chỉnh "nhỏ" trên một nhận định đúng về đại thể của người đối thoại. Điều này có thể dùng để giải thích cho cả những trường hợp mà cả hai phát ngôn trước và sau đều thuộc về một người: sau khi đưa ra nhận định thứ nhất, người nói tự điều chỉnh mức độ/phạm vi ứng dụng của nó bằng biểu thức "Thật ra, ...".
(Cũng cần nói thêm: trong đối thoại, cách nói Sự thật là..., Thật sự là... chỉ có thể hiểu là hành động bác bỏ, chứ không "nước đôi" như thật ra.)
Có thể khái quát cách dùng thật ra:
Tuy nhiên, điều vừa nói mang tính chất ngữ dụng nhiều hơn là ngữ nghĩa. Lý do là, cùng tình huống như trên, vẫn tồn tại một cách hiểu "nặng cân" không kém, thậm chí có thể xem là "nặng cân' hơn.
Chẳng hạn ở ví dụ (1), người nói có thể chấp nhận nhận định "rẻ" của người đối thoại ("chấp nhận về cơ bản" - nói theo kiểu chính trị), nhưng muốn điều chỉnh rằng mức độ rẻ là không cao. Tương tự, ở ví dụ (2), có thể cho rằng người nói chấp nhận "anh Nam hào phóng", nhưng lưu ý rằng sự hào phóng đó là không thực chất (Chúng ta thử thay đổi chút ít nội dung câu trả lời của B để thấy rõ hơn: "Thật ra, anh Nam chỉ hào phóng với người thân thôi" hoặc "Thật ra, chỉ đôi khi thôi".) Nghĩa là, người nói đưa ra một sự điều chỉnh "nhỏ" trên một nhận định đúng về đại thể của người đối thoại. Điều này có thể dùng để giải thích cho cả những trường hợp mà cả hai phát ngôn trước và sau đều thuộc về một người: sau khi đưa ra nhận định thứ nhất, người nói tự điều chỉnh mức độ/phạm vi ứng dụng của nó bằng biểu thức "Thật ra, ...".
(Cũng cần nói thêm: trong đối thoại, cách nói Sự thật là..., Thật sự là... chỉ có thể hiểu là hành động bác bỏ, chứ không "nước đôi" như thật ra.)
Có thể khái quát cách dùng thật ra:
[+].
Thật ra, [-] và
[–]. Thật ra, [+]
Theo đó, trước thật ra và sau thật ra trái chiều nhau, nhưng bao giờ thành phần sau thật ra cũng có vẻ “nhẹ nhàng” hơn trước
thật ra (dù có thể thành phần này
không được hiển ngôn).
“Đúng
ra”
Đúng
ra trong nhiều trường hợp có thể thay thế thật ra, nhưng thái độ người nói ở hai trường hợp này khác nhau.
Xét 2 ví dụ sau:
(5) A: – UBND thành phố đã cấm xe tải vào trung tâm thành phố.
B: – Thật
ra, đó chỉ là một giải pháp có tính chất tạm thời để giảm tai nạn giao thông.
(6) A: – UBND thành phố đã cấm xe tải vào trung tâm thành
phố.
B: – Đúng ra, chỉ cấm xe tải trên 40 tấn thôi.
B: – Đúng ra, chỉ cấm xe tải trên 40 tấn thôi.
Câu (5) có thể hiểu:
người nói không cho rằng cấm xe tải vào thành phố là một giải pháp tốt. Ở câu (5)
không thể dùng đúng ra. Trong khi đó ở
câu (6), người nói chỉ muốn xác nhận thông tin đúng để bổ sung hay làm rõ phát ngôn trước đó (chứ hoàn toàn không có ý bác bỏ). Câu (6) có thể nói
khác đi như sau:
(7) A: – UBND thành phố đã cấm xe tải vào trung tâm thành phố.
B: – Đúng ra, không phải UBND mà là Sở Giao thông (cấm).
(8) A:
– UBND thành phố đã cấm xe tải vào trung tâm
thành phố.
B: – Đúng ra là cấm vào 14 tuyến đường ở Quận 1 và Quận 3 thôi.
B: – Đúng ra là cấm vào 14 tuyến đường ở Quận 1 và Quận 3 thôi.
Câu (6) có thể thay
đúng ra bằng thật ra, khi đó thái độ của người nói hoàn toàn khác.
Cho một tình huống: một anh chồng say rượu, về nhà trễ, chị vợ mắng chồng sa sả. Anh chồng tức giận, đẩy vợ ngã dúi. A nói với B:
(9) A: - Anh chồng thô bạo quá, đáng phạt tù!
B: - Đúng ra, chị vợ cũng có lỗi.
B: - Đúng ra, chị vợ cũng có lỗi.
Ở ví dụ này, gã chồng có lỗi là điều đã được cả hai thừa nhận. Nhưng B muốn "bổ sung" cho nhận định đã được thừa nhận ấy. Ở (9), đúng ra không thể thay bằng thật ra (so sánh với ví dụ (4) ở trên).
“Đúng
hơn”
Trong thực tế sử dụng, đúng hơn và đúng ra khác
nhau về ý nghĩa nhưng hiển ngôn sự khác biệt hai ngữ đoạn này là một điều không
dễ.
(10) Tôi
sẽ về sống ở căn nhà cũ của tôi. Đúng hơn, căn nhà của bố mẹ tôi.
(11)
A: – Tôi nghĩ là anh ta vẫn còn yêu vợ đấy chứ!
B: – Đúng hơn là anh ta thương hại.
B: – Đúng hơn là anh ta thương hại.
(12) Trong chuyện anh ấy bỏ nhà đi, đúng ra chị cũng
có lỗi.
(13) Năm nay giỗ ngày 22. Đúng ra, tôi phải làm ngày
20, nhưng nó nhằm ngày thứ sáu nên tôi phải dời lại.
Ở hai ví dụ
(10)(11), khó thay đúng hơn bằng đúng ra; ở hai ví dụ (12)(13) khó thay đúng ra bằng đúng hơn.
Ở (10) nói “căn nhà của tôi” là không sai,
nhưng người nói cho rằng nói “căn nhà của bố mẹ tôi” thì chính xác hơn. Ở (12),
“anh ấy bỏ nhà đi” tất nhiên anh ấy có lỗi, nhưng nếu nói một cách đúng đắn, khách
quan thì “chị cũng có lỗi”.
Có thể nói, đúng hơn biểu thị một nhận định mà người nói cho rằng nó đúng/chính xác hơn điều vừa nói hay vừa nghe (cả hai điều đều đúng/chính xác, nhưng mức độ khác nhau). Trong khi đó, đúng ra biểu thị một nhận định (mà người nói xem là) đúng để bổ sung, làm rõ nhận định hay thông tin trước đó.
Có nhiều trường hợp, khả năng xuất hiện của
đúng ra và đúng hơn là ngang nhau. Chẳng hạn:
(14) Cái điện thoại này là của Hàn Quốc. Đúng ra/Đúng
hơn là của Trung Quốc.
(15) Anh ta là người Mỹ. Đúng ra/Đúng hơn là người Mỹ
gốc Ấn.
Khác với đúng ra, đúng hơn vẫn còn
khả năng xuất hiện ở cuối câu để làm thuyết (thuyết tình thái). Ví dụ:
(16)
Tôi nghĩ anh ta thương hại cô ấy thì đúng hơn.
(17)
Cái điện thoại này của Trung Quốc thì đúng hơn.
Chú thích:
(i) Trong thực tế sử dụng, thật ra, đúng ra và đúng hơn đều có thể xuất hiện ở vị trí đầu
câu hoặc trước vị từ.
(ii) Cả ba đều có thể xuất hiện trong phát ngôn của cùng
một người, nghĩa là người nói tự “chỉnh lý” lời nói trước đó của mình, hoặc
trong lượt lời thứ hai, nghĩa là khi đáp lại lời của người đối thoại.
(iii) Cả ba đều là dạng rút gọn của hình thức diễn đạt
thể hiện ý kiến chủ quan của người nói: “nói thật ra”, “nói đúng ra” và “nói đúng
hơn”; hoặc phức tạp hơn: “nếu nói thật ra”, “nếu nói đúng ra” và “nếu nói đúng
hơn”. Có vẻ như ba ngữ đoạn đang bàn đang trong quá trình hư hóa để trở thành các
tác tố tình thái.
(iv) Do vai trò “chỉnh lý” (nói chung) một phát ngôn đi
trước, có thể nói rằng cả ba, đặc biệt là đúng
hơn, hoạt động giống như một biểu thức siêu ngôn ngữ: nó được dùng để chỉnh
lại phát ngôn trước đó của người nói hoặc của người đối thoại.
Quả
thật/Quả nhiên/Quả vậy/Thật vậy
Những cách diễn đạt này gần nghĩa nhau, dùng
để xác nhận một điều gì đó đã được thừa nhận hoặc vừa được nhận định trước đó.Ví dụ:
(1) (Hai
người bạn đang uống cà phê. Sau khi hớp một ngụm, một người nói)
(a)
Quả thật, cà phê Buôn Mê Thuột không chê vào đâu
được.
(b) Quả thật, cà phê Buôn Mê Thuột ngon quá!
(b) Quả thật, cà phê Buôn Mê Thuột ngon quá!
(2) Mới
hôm qua còn chén chú chén anh mà hôm nay đã ra đi! Quả thật, mỗi người có một cái số!
Quả
thật và quả nhiên có thể dùng để
xác nhận một việc mà người nói dự đoán/ dự liệu chứ không phải là cái đã được thừa
nhận hay đã được nhận định trong phát ngôn trước đó. Cách dùng này thường xuất
hiện khi kể chuyện.
(3) Nghe tiếng có sủa, bọn nhỏ reo lên: “Anh Hai!”. Quả thật, chính là thằng con trai yêu quý của ông.
(4) Nghe
tiếng gõ cửa, tim bà thắt lại. Một linh cảm mơ hồ làm chân bà ríu lại. Quả thật,
trước mặt bà là thân hình cao to của người con út!
Ở những trường hợp vừa
nêu quả vậy/thật vậy không thích hợp.
Xét các câu sau:
(5) Người ta cho rằng cà chua có thể giúp giảm nguy cơ bệnh
tim mạch. Quả vậy, một nghiên cứu của các bác sĩ Mỹ gần đây đã xác nhận điều
đó.
(6) Giá
điện tăng ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu cà phê. Thật vậy, theo điều tra của
Báo Thị trường, từ đầu năm đến nay đã có hàng chục doanh nghiệp cà phê làm đơn
xin tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất.
Trong 2 câu trên, quả thật/quả nhiên vẫn có thể xuất hiện.
Tuy nhiên, quả vậy/thật vậy tỏ ra đắc
dụng hơn. Có hai lý do:
(i)
Do sự có mặt của vậy, một đại từ hồi chỉ, quả
vậy và thật vậy yêu cầu sự có mặt
của cái mà nó hồi chỉ.
(ii)
Sự có mặt của quả vậy/thật vậy dẫn nhập một nội dung nhằm chứng minh, biện giải
cho điều đã được xác nhận. Trong khi với quả
thật/quả nhiên chỉ cần xác nhận là đủ: “Quả thật là vậy!”, “Quả nhiên!’,
“Quả thật là nó!”
No comments:
Post a Comment