Trong
những lời hứa hẹn, dặn dò, nhắn nhủ, các từ ngữ KHI, KHI NÀO, NẾU thường được sử
dụng với cảnh huống tương tự nhau. Có điều, tác động mà nó gây ra ở người nghe
không giống nhau.
Chẳng
hạn, để đáp lời mời hay đề nghị gặp mặt của ai đó, người ta có thể có ba câu đáp:
(1) Khi có thời gian
rảnh, tôi sẽ đến anh ngay.
(2) Khi nào có thời
gian rảnh, tôi sẽ đến anh ngay.
(3) Nếu có thời gian
rảnh, tôi sẽ đến anh ngay.
Cả
ba câu đều đúng (và rất tự nhiên), nhưng người nghe có lẽ sẽ yên tâm hơn khi nhận
được lời đáp đầu tiên. Với hai lời đáp sau, người nghe thường có ấn tượng rằng
người nói chỉ đáp cho qua chuyện hoặc không thật tâm muốn gặp, v.v. và v.v..
Cái ấn
tượng chung đó dựa trên một nhận thức (cảm giác?) rằng KHI, KHI NÀO và NẾU cùng
nằm trên một "trục" với sự khác biệt ý nghĩa chủ yếu ở tính
hiện thực của vế đầu (ở 3 câu trên).
Nói
cụ thể hơn, với một câu mở đầu bằng KHI, có vẻ sự việc theo sau nó có tính hiện
thực cao hơn một câu KHI NÀO, và một câu KHI NÀO thì lại có tính hiện thực cao
hơn NẾU.
Nghĩa
là, dưới góc độ của người nghe, tính "hiện thực" giảm dần từ KHI (vd
(1)), đến "giả định yếu" (hay “hiện thực yếu”?) với KHI NÀO (vd (2))
và cuối cùng là "giả định" với NẾU (vd (3)). Nói cách khác, ba từ/ngữ
trên dường như là một chuỗi liên tục từ hiện thực đến giả định (KHI - KHI
NÀO - NẾU).
Quả
thật, về mặt lý thuyết, ở KHI và NẾU có sự đối lập khá rõ: KHI biểu thị một hiện
thực, NẾU biểu thị một giả định.
Nhưng
KHI NÀO thì không đơn giản như vậy. Căn cứ vào câu (2) mà vội cho rằng KHI NÀO
mang tính giả định (dù là yếu)
thì lập tức chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều phản ví dụ mà ở đó
KHI NÀO hiện thực 100%, được sử dụng không khác gì so với KHI. Sau đây là
một vài ví dụ:
(4) a. Khi mẹ về,
mẹ sẽ mua cho con cái laptop.
b. Khi nào mẹ về,
mẹ sẽ mua cho con cái laptop.
c. *Nếu mẹ về,
mẹ sẽ mua cho con cái laptop.
Đây
là lời bà mẹ nói với con trước chuyến công tác; đối với cả hai mẹ con, việc
"mẹ về" là chắc chắn, là hiện thực, do đó NẾU không được chấp
nhận.
(5) a. Khi chị già,
chị sẽ về quê sống.
b. Khi nào chị
già, chị sẽ về quê sống.
c.*Nếu chị già,
chị sẽ về quê sống.
Tuổi già là một tất yếu,
cho nên câu trên khó xem là có ý nghĩa giả định; NẾU cũng không được chấp nhận.
(6) a. Khi đến ga,
tôi sẽ gọi điện cho anh.
b. Khi nào đến ga,
tôi sẽ gọi điện cho anh.
c. *Nếu đến ga,
tôi sẽ gọi điện cho anh.
Đây
là lời hứa hẹn của một người đã yên vị trên xe lửa nói với người tiễn mình.
Kinh nghiệm cho biết việc xe lửa đến ga là chắc chắn; đây cũng không phải là một
giả định, nên NẾU cũng không được chấp nhận.
Sự đối
lập giữa một bên là KHI và KHI NÀO với một bên là NẾU như 3 tình huống vừa nêu
hết sức hiển nhiên. Thế nhưng tại sao KHI NÀO trong ví dụ (2) lại gây ấn tượng giả định?
Chúng ta đều biết rằng khi đưa ra những câu hỏi chuyên biệt đại loại như Ai X? Ở đâu Y? Khi nào Z?, v.v., người hỏi yêu cầu xác định một/những biến/phần tử trong cái tập hợp được gọi tên là "ai", là "đâu", là "khi" ấy.
Hay nói cách khác, các từ nghi vấn chuyên biệt tạo ra một hàm ý biệt loại (câu hỏi Ai X? hàm ý là có những người X và những người không X; câu hỏi Ở đâu Y? hàm ý có nơi Y và nơi không Y; câu hỏi Khi nào Z? hàm ý có lúc Z và có lúc không Z) và do đó người hỏi muốn nhận được thông tin "những người", "những nơi", "những lúc" thỏa mãn cái điều kiện X, Y, Z đã được biệt loại ấy.
Và khi các từ nghi vấn này nằm trong câu trần thuật thì cái hàm ý biệt loại đó vẫn được bảo tồn ở các ngữ đoạn phiếm chỉ.
Chúng ta đều biết rằng khi đưa ra những câu hỏi chuyên biệt đại loại như Ai X? Ở đâu Y? Khi nào Z?, v.v., người hỏi yêu cầu xác định một/những biến/phần tử trong cái tập hợp được gọi tên là "ai", là "đâu", là "khi" ấy.
Hay nói cách khác, các từ nghi vấn chuyên biệt tạo ra một hàm ý biệt loại (câu hỏi Ai X? hàm ý là có những người X và những người không X; câu hỏi Ở đâu Y? hàm ý có nơi Y và nơi không Y; câu hỏi Khi nào Z? hàm ý có lúc Z và có lúc không Z) và do đó người hỏi muốn nhận được thông tin "những người", "những nơi", "những lúc" thỏa mãn cái điều kiện X, Y, Z đã được biệt loại ấy.
Và khi các từ nghi vấn này nằm trong câu trần thuật thì cái hàm ý biệt loại đó vẫn được bảo tồn ở các ngữ đoạn phiếm chỉ.
Để thấy rõ hơn điều này, chúng ta hãy xét hoạt động của các từ nghi vấn (dùng với nghĩa phiếm chỉ) ở các câu trần thuật trong nhóm (i) - so sánh với nhóm (ii) không có từ nghi vấn:
Nhóm (i) (nhóm có chứa từ nghi vấn):
(7) a. Anh
tìm cho tôi ai/người nào biết hát nhé!
b. Tôi thích ở
đâu/chỗ nào có không khí trong lành.
c. Tôi sẽ mua cái
gì/cái nào rẻ nhất.
d. Tôi sẽ nói chuyện đó với anh, khi nào/lúc nào/chừng nào/bao giờ tôi rảnh.
Nhóm (ii) (nhóm không chứa từ nghi vấn)
(8) a. Anh tìm
cho tôi người biết hát nhé!
b. Tôi thích chỗ
có không khí trong lành.
c. Tôi sẽ mua cái rẻ nhất.
d. Tôi sẽ nói chuyện đó với anh khi/lúc tôi rảnh.
Trong nhóm (i) từ nghi vấn (ở ví dụ trên là từ phiếm chỉ) tạo ra hàm ý rằng có tồn tại song song hai tập hợp cá thể, một tập hợp thỏa mãn yêu cầu đã nói ở định ngữ (người biết hát, nơi có không khí trong lành, cái rẻ nhất, khi tôi rảnh) và một tập hợp không thỏa mãn yêu cầu của định ngữ (người không biết hát, nơi không có không khí trong lành, cái không rẻ, khi tôi không rảnh).
Trong khi đó, với các câu ở nhóm (ii), ngữ đoạn đang bàn có trung tâm là một danh từ đơn vị, hàm ý vừa nói không tồn tại; nghĩa là với phát ngôn đưa ra, chỉ có duy nhất một cá thể được chỉ ra bằng cái định ngữ đi sau danh từ trung tâm.
Đến
đây thì chúng ta có thể trở lại với KHI NÀO ở ví dụ (2) để lý giải tại sao
chúng ta có cảm giác KHI NÀO gần với NẾU hơn so với KHI.
Ở KHI NÀO, giống như những phân tích ở trên về từ nghi vấn, có một hàm ý biệt loại, (cụ thể: Khi nào tôi rảnh hàm ý là có lúc tôi rảnh, có lúc tôi không rảnh, và tôi chỉ có thể nói chuyện được với anh lúc tôi rảnh) tạo cho người nghe một cảm giác ngờ vực, không chắc chắn (đặc biệt là trong các lời hứa hẹn) về sự xác tín của phát ngôn. Và từ cái không xác tín đến giả định là một bước rất gần. Do đó, KHI NÀO tạo ấn tượng gần với NẾU giả định.
Ở KHI NÀO, giống như những phân tích ở trên về từ nghi vấn, có một hàm ý biệt loại, (cụ thể: Khi nào tôi rảnh hàm ý là có lúc tôi rảnh, có lúc tôi không rảnh, và tôi chỉ có thể nói chuyện được với anh lúc tôi rảnh) tạo cho người nghe một cảm giác ngờ vực, không chắc chắn (đặc biệt là trong các lời hứa hẹn) về sự xác tín của phát ngôn. Và từ cái không xác tín đến giả định là một bước rất gần. Do đó, KHI NÀO tạo ấn tượng gần với NẾU giả định.
Trên
thực tế, bản thân KHI NÀO chưa bao giờ mang tính giả định cả. Sự việc sau KHI
NÀO là một sự việc chắc chắn tồn tại trong thực tế, nó là một "hiện thực"
giống với KHI chứ không mang tính giả định như NẾU.
Hiểu như vậy thì chúng
ta mới có thể giải thích được lý do vì sao trong hầu hết các trường hợp mà người
nói luôn xác tín về tính hiện thực của sự việc, dựa vào kiến thức, kinh
nghiệm mà họ đã từng biết hoặc từng trải qua, thì KHI NÀO luôn có thể thay thế bằng
KHI chứ không thể thay thế bằng NẾU.
(10) Bây giờ hoa
đang trong giai đoạn thụ phấn. Khi nào/Khi thụ phấn xong thì nó sẽ kết quả.
(11) Tháng sau chị
sinh à? Khi nào/Khi chị sinh, chị báo cho em nhé!
(12) Một lát, khi
nào/khi đèn xanh bật lên thì chúng ta chạy qua ngay nhé!
Như vậy, cảm giác "giả định yếu" của KHI NÀO chỉ xuất hiện khi cả người nói lẫn người nghe đều không chắc chắn về khả năng xảy ra điều được diễn đạt ở "KHI NÀO...", nhất là trong những phát ngôn hứa hẹn.
Nói thêm:
Phân tích trên dành cho những sự việc xảy ra một lần, còn đối với những sự việc xảy ra nhiều lần (thói quen, chân lý hoặc quy luật) thì KHI/KHI NÀO và NẾU hoàn toàn có thể thay thế cho nhau:
Phân tích trên dành cho những sự việc xảy ra một lần, còn đối với những sự việc xảy ra nhiều lần (thói quen, chân lý hoặc quy luật) thì KHI/KHI NÀO và NẾU hoàn toàn có thể thay thế cho nhau:
Khi rảnh, nó đọc sách
ngay.
Khi nào rảnh, nó đọc
sách ngay.
Nếu rảnh, nó đọc
sách ngay.
Khi nhiệt độ lên đến
100 độ, nước sẽ sôi.
Khi nhiệt độ lên đến
100 độ, nước sẽ sôi.
Nếu nhiệt độ lên đến
100 độ, nước sẽ sôi.
No comments:
Post a Comment