Friday 29 June 2012

"BẰNG" HAY KHÔNG "BẰNG"?


 Chúng ta nói “Người Việt ăn bằng đũa”, nhưng chúng ta cũng nói “Người Việt ăn đũa”.
Tất nhiên, “ăn đũa” tức là “sử dụng đũa để ăn” chứ không phải... “nhai… đũa rồi... nuốt”. Không người Việt bình thường nào hiểu sai hay cảm thấy kỳ cục khi nói như vậy.
Hiện tượng có bằng hay không có bằng (viết tắt là [± bằng]) này có thể gặp ở nhiều nhóm vị từ khác nhau:
·         ăn đũa / muỗng / chén / đĩa / tay
·         uống cốc / ly / chén
·         nói tiếng Pháp / tiếng Anh
·         nói điện thoại
·         gọi điện thoại / điện / loa
·         đi xe / xe máy / tàu / máy bay

Saturday 23 June 2012

MIỄN (LÀ)...


    
     Miễn là một liên từ thường được giải nghĩa “chỉ cần...” hoặc “với điều kiện...”, chẳng hạn:

(1) Ăn ở đâu cũng được, miễn (là) sạch sẽ. (//... chỉ cần/với điều kiện là sạch sẽ )
(2) Uống bia cũng không sao, miễn về trước 10 giờ. (//... chỉ cần/với điều kiện về trước 10 giờ).

     Cách hiểu đơn giàn như vậy đã vô hình trung dẫn đến những cách dùng mà chúng tôi cho là không chuẩn tắc:
    
(3) ??Em sẽ tha thứ cho anh, miễn là anh bỏ rượu.
(4) ??Mẹ sẽ mua xe máy cho con, miễn là con thi đậu.
(5) ??Bà ấy đồng ý thuê căn nhà này, miễn là có điện nước riêng.

Monday 18 June 2012

"THÌ...!"


     Trong khẩu ngữ tiếng Việt, cấu trúc bắt đầu bằng thì được sử dụng rất nhiều.
     Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 1985) cho thì “nhấn mạnh” phần nêu sau đó; nhưng chẳng có chứng cứ gì để nói rằng có thì thì “mạnh” hơn là không có thì, và cũng chẳng biết “mạnh” hơn là mạnh hơn về cái gì.
     Ngoài Từ điển tiếng Việt, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào giải thích nghĩa và cách dùng của “Thì...”.

     Theo quan sát của chúng tôi, có 4 trường hợp dùng “Thì...” như sau:

Sunday 10 June 2012

MUỐN – BUỒN – MẮC


 MUỐN

Muốn là vị từ. Có hai biểu hiện, tùy vào thực thể mang trạng thái “muốn”.
(i)                 muốn: cần thỏa mãn một nhu cầu có sự kiểm soát của ý thức; ở trường hợp này sau muốn là những vị từ chủ ý; (có thể nói đơn giản: muốn là vị từ trạng thái biểu thị ý chí của chủ thể)

          (1) Trong phòng nóng quá, tôi muốn đi ra ngoài.
          (2) Cô muốn mua một cái áo đẹp để đi dự đám cưới.
          (3) Nó muốn nghỉ học vì chưa làm xong bài tập.


(ii)               muốn: có dấu hiệu sắp chuyển qua một thuộc tính hay trạng thái khác; ở trường hợp này sau muốn là những vị từ không chủ ý (nói rõ hơn, là những vị từ thuộc tính và trạng thái); (có thể nói đơn giản: “muốn…” là “có dấu hiệu sắp…”)