Thursday 15 September 2016

NGỮ PHÁP CỦA “LƯỢNG”, “SỐ” VÀ “SỐ LƯỢNG”




Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê CB 2003) đưa ra định nghĩa: lượng (d): 1 “mức độ nhiều ít, có thể xác định được bằng con số cụ thể”, 2 “phạm trù triết học chỉ các thuộc tính của sự vật và hiện tượng trong thế giới khác quan về mặt khối lượng, kích thước, tốc độ, v.v.”; số (d): “tập hợp những vật cùng loại, về mặt đếm được nhiều hay ít”; số lượng (d): 1 “con số biểu thị sự có nhiều hay có ít”, 2 “như lượng” (nghĩa 2)(1).
Từ những năm 1980, Cao Xuân Hạo (và nhiều tác giả khác) đã lập luận rằng tính [±đếm được] là thuộc tính ngữ pháp chủ yếu của danh từ tiếng Việt [1: 304]; và căn cứ thuộc tính đó, ông phân danh từ tiếng Việt ra thành danh từ đơn vị [+đếm được] và danh từ khối [-đếm được]. Như vậy, có vẻ như có một sự "trùng khớp" về cả nội hàm và ngoại diên giữa khái niệm danh từ đếm được và danh từ đơn vị, giữa danh từ không đếm được và danh từ khối.