Monday 26 March 2012

THƯỞNG THỨC, HƯỞNG và NHẬN



Thật ra, hưởngthưởng thức không phải là vấn đề của người Việt. Có lẽ không có người Việt nào dùng sai hay hiểu sai hai từ này. Nhưng khi cần dịch hay giải thích thì hai từ này lại sinh chuyện.

   1. Thưởng thức là ăn, uống, đọc, xem, nghe, nhìn, hít thở – nghĩa là sử dụng các giác quan – để cảm thấy cái ngon, cái thơm, cái hay, cái đẹp, cái thú vị, v.v. của đối tượng. Nghĩa là một hành động mà mục đích nằm ngay trong quá trình thực hiện chứ không phải sau đó.

Friday 16 March 2012

Hướng của LẠI



Từ trước đến nay đã có nhiều bài viết phân tích từ lại. Gần đây nhất là bài viết của GS Nguyễn Đức Dân – “Con đ­ường chuyển nghĩa của từ cơ bản: Trường hợp của lại”, tc Ngôn ngữ số 11/2010.
Ở đây, từ góc độ thực hành tiếng, chúng tôi xem lại là một tác tố biểu thị hướng, và trình bày các biểu hiện của nó dưới dạng ký hiệu đơn giản, dễ nhớ.

Friday 9 March 2012

XUỂ, SAO, HỀ


    
     1.      XUỂ
     Xuể là một vị từ chỉ dùng trong những phát ngôn nghi vấn (có làm/đếm xuể không?) và phát ngôn phủ định.

KHÔNG XUỂ
Có hai mô hình:
(i)                 V + không xuể
(ii)               Không + V + xuể
Ngữ nghĩa: không thể V [vì số lượng quá nhiều hay khối lượng quá lớn]
Vd:
            –        Xe nhiều quá, tôi đếm / giữ / rửa / sửa không xuể.
            –        Cái cây này ba người ôm không xuể.

Friday 2 March 2012

"NGHĨ LÀ..." chứ không "SUY NGHĨ LÀ..."




    Nghĩsuy nghĩ là hai từ cùng nghĩa. Nhưng có nhiều khi người nói vô tình quên rằng nó vẫn là hai từ khác nhau, do vậy có khi sử dụng nhầm lẫn hoặc kém tự nhiên.

Có hai trường hợp dùng nghĩ chứ không dùng suy nghĩ:

1.     Khi dẫn nhập cho một bổ ngữ là một tiểu cú (hay cụm chủ - vị, clause) theo kiểu như một lời dẫn (có thể có hay rằng liên kết), chỉ có thể dùng nghĩ chứ khó có thể dùng suy nghĩ.