Wednesday 21 November 2012

ĐỂ là làm hay không làm?

     Để là một vị từ bình thường. Từ điển Hoàng Phê cho để có hai cách dùng là động từ và kết từ; là động từ, để có 7 nghĩa; là kết từ có 2 nghĩa.
 
     Theo suy nghĩ của tôi, có thể cho rằng để vốn là một vị từ có nghĩa “thực hiện một hành động là không làm gì cả cho sự tình diễn ra một cách tự nhiên”.
     Về cơ bản, vị từ để là một vị từ [+động] và [+chủ ý] nhưng ở một số trường hợp nó có những biểu hiện khác.

Monday 12 November 2012

NGAY và CẢ



     Trong một bài trước, chúng tôi có bàn về ngay cả trong sự phân biệt với thậm chí.
     Những nội dung trong đó có lẽ vẫn chấp nhận được. Tuy nhiên, cách đặt vấn đề thì dễ tạo cảm giác rằng ngay cả là một khối bất khả phân ly, hoặc nói nôm na, là một “từ”.
     Thật ra, ngay cả là một ngữ đoạn gồm hai yếu tố (hai từ: ngaycả) kết hợp và nghĩa của mỗi yếu tố vẫn được bảo toàn.
     Ở đây chúng tôi xin nói thêm chút ít về cảngay, với tư cách hai từ riêng rẽ.

Friday 2 November 2012

QUA và QUA LOA



     “Đọc qua (một bài báo)” có người giải thích là đọc không kỹ, không cẩn thận, không nắm bắt được tất cả chi tiết.
     “Đọc qua loa” cũng được hiểu là đọc không kỹ, không cẩn thận, không nắm bắt được chi tiết.
     Thật ra, với qua loa hiểu như vậy không có gì sai. Còn với qua thì khác.
     Cái nghĩa “không kỹ”, “không cẩn thận” của qua chỉ là sự “suy ra” từ một nét nghĩa khác, quan yếu hơn, làm cho nó khác với qua loa: đọc qua có nghĩa là đọc một lượt/lần, đọc lướt, đọc nhanh, không dừng lại, không đọc lại. Nghe/xem/nhìn/sờ/nếm/ngửi... qua cũng tương tự.
     Cách hiểu này sẽ giải thích cho những trường hợp có thể dùng qua mà không thể dùng qua loa.
  • Mớ trái cây đó hôm qua mẹ rửa rồi. Con chỉ cần rửa qua là ăn được.
  • Hồi chiều con tắm rồi. Bây giờ con xối qua thôi.
  • Cái bàn chỉ cần lau qua là sạch.