Tuesday 29 November 2011

Từ xưng hô! (2)

Nhiều nhà nghiên cứu và nhiều người dạy tiếng Việt cho người nước ngoài có vẻ rất thích thú khi có cơ hội được giải thích hệ thống từ xưng hô tiếng Việt. Dường như, với họ, trong cái phức tạp và 'tùy biến' của từ xưng hô tiếng Việt có một cái gì đó rất đáng tự hào và cần phải quảng bá!

Có một nguyên tắc lớn của việc dạy và học ngoại ngữ: học để dùng chứ không phải học để biết (dĩ nhiên, luôn có ngoại lệ). Điều vừa nói có vẻ nghịch lý, nhưng kỳ thực nó chi phối liều lượng từ vựng mà người dạy cung cấp cho người học.
Khi người nước ngoài học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai, họ muốn sử dụng để giao tiếp với tư cách cá nhân họ; tức là một anh Kim, một chị Marie nào đó dùng tiếng Việt để nghe và nói với một người bạn, một cộng sự, một đối tác người Việt.
Vậy thì vốn từ bậc một mà họ cần sẽ là anh (ấy), chị (ấy), cô (ấy), ông (ấy), bà (ấy), họ,   và tôi.
Sau đó, bậc hai sẽ là chú, bác, ngài.
Còn lại sẽ là bậc ba: dì, dượng, cậu, mợ, v.v.
Vốn từ bậc ba chỉ cần đến khi người nước ngoài tham gia vào sinh hoạt của một gia đình Việt; nó không thể có tư cách ngang hàng với bậc một.
Cung cấp từ vựng có định hướng như vậy là hợp lý và tiết kiệm.

No comments:

Post a Comment