Thursday 22 August 2013

ĐÂU? hay Ở ĐÂU?



     Trong tiếng Việt, người ta thường dùng “... ở đâu?” khi hỏi vị trí của một hoạt động (họp ở đâu? sống ở đâu? làm ở đâu?, v.v.) và dùng “... đâu?” khi hỏi đích/hướng của sự di chuyển (đi đâu? đến đâu? về đâu? sang đâu?, v.v.).
     Như vậy, ở một số trường hợp có hai cấu trúc ngữ nghĩa và ngữ pháp khác nhau – dù rất gần nhau.

1.
(1) Chiều nay mình đi chơi ở đâu?
(2) Chiều nay mình đi chơi đâu?
     Ở câu (1) ở đâu có quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa với chơi, trong khi ở (2) đâu có quan hệ với đi. Vì vậy, câu (1) có thể viết lại “Chiều nay mình chơi ở đâu?” và câu (2) “Chiều nay mình đi đâu chơi?” mà ý nghĩa không thay đổi. (Như vậy, hai phát ngôn “Họ đi du lịch Thái Lan” và “Họ đi du lịch Thái Lan” cũng có khác biệt tương tự).

2.
(3) Kiện hàng đó gửi ở đâu?
(4) Kiện hàng đó gửi (đi/đến) đâu?
     Ở câu (3), ở đâu chỉ vị trí của kiện hàng sau khi gửi đến (như là kết quả của hành động gửi); trong khi ở (4), đâu chỉ đích hay nơi đến của kiện hàng. Dễ thấy rằng người tài xế hoặc người chuyển hàng sẽ hỏi chủ hàng câu (4) chứ không thể câu (3). (Đi hoặc đến được phát âm không có trọng âm, vì nó đóng vai trò giới từ, nên có thể tạo cảm giác sự có mặt của nó là tùy nghi).

3.
     Với những vị từ không phải vị từ di chuyển, sự vắng mặt không được xem là dấu hiệu phân biệt ngữ nghĩa, do vậy về hình thức càng có vẻ tùy nghi (nó cũng được phát âm không có trọng âm).
(5) Nó đứng/ngồi/nằm () đâu?
(6) Em học () đâu?
(7) Em đau/nhức/ngứa/khó chịu () đâu?

4.
     Khi hỏi về sự tồn tại hoặc có mặt/vắng mặt của một đối tượng, ở đâuđâu khác hẳn nhau.
     Người nói dùng “... đâu?” để hỏi một đối tượng mà mình cho rằng nó hẳn phải tồn tại ở nơi và vào lúc phát ngôn (nhưng không nhìn thấy). Còn “... ở đâu?” được dùng để hỏi trong những tình huống khác.
(8) Bố mẹ em đâu?
(9) Lan đâu?
(10) Vé xe đâu?
(11) Sách của tớ đâu?
(12) Tiền đâu?
     Khi đến nhà một học viên người nước ngoài, giáo viên sẽ hỏi câu (8) vì biết rằng em đó đang sống với bố mẹ. (Nhưng nếu biết em đang ở VN một mình thì GV sẽ hỏi “Bố mẹ em ở đâu?” hoặc rõ hơn nữa “Bố mẹ em đang sống ở đâu?”).
     Khi đón khách đến dự tiệc, chủ nhà sẽ hỏi câu (9), vì Lan là bạn gái của khách và chủ nhà đã mời cả cặp.
     Người giữ xe sẽ hỏi câu (10) chứ không thể hỏi “Vé xe ở đâu?”. (Nhưng nếu khách không tìm thấy vé thì có thể hỏi “Chị để vé xe ở đâu?” hoặc “Chị làm rơi vé xe ở đâu?”).
     Anh chàng Tèo sẽ hỏi bạn câu (11), vì cậu bạn đã hứa là sáng nay sẽ mang sách theo để trả cho Tèo.
     Người bán sẽ hỏi câu (12) khi đã giao hàng cho người mua.
    

2 comments:

  1. ngôn ngữ việt nam rất rộng , sai một chút thôi nghĩa cũng đã làm người khác dễ hiểu nhầm rồi




    lioa
    on ap
    sua lioa
    sua on ap

    ReplyDelete
  2. Tiếng việt phong phú về nghĩa và cách nói chỉ cần luyến láy giọng là đã sang nghĩa khác rồi.

    lioa 15kva | lioa 15kva | standa 15kva | lioa 15kva | standa 20kva | standa 20kva |

    ReplyDelete