Tuesday, 3 March 2020

NHỮNG TƯỞNG


NHỮNG TƯỞNG

Trong Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê 2016) có mấy chữ “những” được chú hơi “lạ”: (i) [3 (dùng trước đg.) Từ biểu thị ý nhấn mạnh tính chất của một tâm lí, tình cảm tựa như xâm chiếm hết cả tâm hồn. Đêm không ngủ được vì những nhớ, những thương. Những mong cho con khôn lớn.]; (ii) [những ai đ. Tất cả những người nào] – nhưng không có những gì, những đâu; (iii) [những như k. (id.) Nếu như là. Những như nó thì hỏng việc rồi.]; (iv) [những tưởng đg. Cứ tưởng đâu là. Những tưởng sẽ giúp nhau, ai ngờ lại thế.] – nhưng không có những tin, những mong, những nghĩ theo mạch nghĩa của những tưởng.
           Ở (i), có hai điều đáng ngờ:
Thứ nhất, những nhớ, những thương có lẽ là một cách dùng tu từ; còn thì “những” vẫn là lượng từ số phức (những nhớ thương, những mơ ước, những mong muốn v.v.).
Thứ hai, còn “những” trong Những mong cho con khôn lớn… có lẽ là cách dùng của “những” (iv).
Ở (ii), “những” lượng từ số phức có 3 khả năng kết hợp với (cái gọi là) “đại từ” phiếm chỉ ai, , đâu.
Ở (iii), “những” rất lạ, vì chưa được đọc thấy hoặc nghe thấy ở đâu cả.
Ở (iv), có lẽ nên giải thích đơn giản giống như Từ điển: cứ tưởng là…, cứ nghĩ là… hoặc vẫn tưởng là…, vẫn nghĩ là 
Nghĩa là “đến thời điểm nói chủ thể cứ/vẫn nghĩ, tin…”, và điều đó dẫn đến một hàm ý: sự tình trong hiện thực không / không còn như người nói nghĩ, tin, mong…; hoặc nói chung là “sự tình không đáng mong muốn”.
Nhưng có lẽ trong việc dạy tiếng nên bỏ qua (hoặc không chú ý) “những” ở (iv).

5 comments:

  1. Thầy ơi,

    Em tìm được mấy câu dùng "những như" bên dưới:

    Những như đường liền chẳng phải luỵ ai.


    Những như thân thiếp cũng xong một bề .


    Những như cơm nếp ở nơm trong nhà .


    Những như mình thiếp một niêu cũng thừa .

    ReplyDelete
  2. Tôi cũng tìm được một vài câu, nhưng hoàn toàn không thấy trong đời thường nên không kể đến. Hy vọng có ai đó cho biết cách dùng này vẫn (hoặc đã) có ở địa phương mình.

    ReplyDelete
  3. Những (iv) còn có trong: (1) Nó ăn những bốn bát cơm (dạng này Cao Xuân Hạo có miêu tả), (2) Nó không những hiểu chuyện, mà còn hiểu rất sâu. Khác với "không chỉ - mà còn" có tính liệt kê thêm, cách nói "không những - mà còn" thiên về tính tăng tiến.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Liên hệ của em:
      truongan.nghh@gmail.com
      https://www.facebook.com/hoanghankdtl/

      Delete
    2. Trong tiếng Việt hiện đại, có vẻ như "không những... mà còn..." thay thế cho "không chỉ... mà còn..." trong đa số bối cảnh. Nhưng tôi vẫn nghĩ hai cấu trúc này khác nhau. Về logic, có vẻ "không chỉ" dễ hiểu hơn và có phạm vi dùng rộng hơn.
      Chẳng hạn, có thể nói "Không chỉ anh mà (cả) tôi cũng bị đuổi việc" chứ khó dùng "không những...".
      Tôi ngờ rằng "không những" là một cách nói cô đúc từ "không chỉ những (A, B, C) mà còn (D) nữa. Dĩ nhiên, phải kiểm chứng thì mới khẳng định được.

      Delete